Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ “lập một lần”

Một phần của tài liệu (Đề tài NCKH) Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Trang 61 - 62)

2.2 Mặt hạn chế khó khăn

2.2.3 Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng chỉ “lập một lần”

Khi pháp luật đã công nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng và để quy định này có thể áp dụng vào thực tiễn thì khơng thể bỏ qua bước quan trọng trước hết chính là việc xác lập thỏa thuận.

Trong số những nước theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, pháp luật của Cộng hịa Dân chủ Đức có những quy định cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi chế độ hôn sản pháp định. Trước khi kết hôn, các bên không thể lập ra những thỏa thuận riêng về chế độ tài sản, nhưng trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thực hiện điều đó trong một giới hạn nhất định.

Nếu như ở trong pháp luật Úc quy định các bên có thể giao kết thỏa thuận về chế độ tài sản trước hôn nhân, trong thời kỳ hôn nhân (bao gồm cả ly thân) và sau khi ly hôn quy định chi tiết tại Điều 90B và 90C Đạo luật Gia đình Úc hay ở Hoa Kỳ, ngồi

hơn ước (prenuptial agreement) cịn cho phép các cặp vợ chồng lập một thỏa thuận tương tự như hơn ước trong thời kì hơn nhân (postnuptial agreement tạm dịch là hậu hơn ước) thì ở Việt Nam, các nhà làm luật quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng tại Điều 47 Luật HN&GĐ 2014 trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được lập kể từ ngày đăng ký hết hơn và chỉ có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hơn. Việc vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ diễn ra trước khi kết hơn, khi đã kết hơn rồi thì vợ chồng khơng thể lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ chồng nữa.

Trường hợp trước khi đi đến cuộc sống hôn nhân vợ chồng đã chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận và đã xác lập giao kết nhưng sau thời gian chung sống lại hủy bỏ thì nếu như cảm thấy cần và muốn chọn lại chế độ tài sản theo thỏa thuận nhưng lúc này theo pháp luật thì khơng thể lập lại thỏa thuận được.

Từ đây ta có thể thấy quy định về thời điểm lập thỏa thuận sẽ kéo theo việc khi vợ chồng đã hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản dù theo lý do chủ quan hay khách quan thì đều khơng có cơ hội để xác lập lại một lần nữa. Đây là một hạn chế của quy định pháp luật hôn nhân về chế định chế độ tài sản của vợ chồng đáng lưu tâm đến.

Một phần của tài liệu (Đề tài NCKH) Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Trang 61 - 62)