Nẹp néo ép phía sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh gãy xương sai khớp cùng chậu trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình 3d và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết xương bên trong (Trang 113 - 115)

gãy và vít nén ép KCC

Nguồn: A. BN số 02 - Trần Mỹ L.; B. BN số 38 - Nguyễn Văn Cu Đ.

Đối với các tổn thương kiểu Denis III, chúng tôi sử dụng nẹp néo ép sau và có tăng cường vịng chậu trước (BN số 09 được sử dụng nẹp néo ép sau và cố định ngồi phía trước). Trong khi đó đối với các tổn thương kiểu Denis II, việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào tình trạng da vùng mổ, thương tổn kèm theo và toàn trạng của BN, nên chúng tơi đã sử dụng nẹp néo ép sau hoặc vít nén ép KCC có tăng cường cố định vịng chậu trước (BN 18, 34, 35, 47) hoặc tăng cường rod- vít phía từ đốt sống L5 đến gai chậu sau trên (BN 32, 45). Suzuki T. và cộng sự (2009) cũng sử dụng nẹp vít néo ép phía sau KCC (có chiều dài 10 - 13 lỗ) cho 19 BN gãy xương cùng và cố định thêm bằng vít nén ép KCC cho 4 trường hợp [111].

Vít nén ép KCC đã được Vidal giới thiệu và ứng dụng từ năm 1973, nhanh chóng trở thành 1 kỹ thuật phổ biến để cố định các tổn thương vòng chậu sau như GXSKCC và gãy xương cùng. Kỹ thuật đặt vít được sử dụng phổ biến là mổ mở cho đến khi kỹ thuật đặt vít xuyên da được thực hiện bởi Routt [17], [19], [33]. Kết quả sử dụng 642 vít nén ép KCC xuyên da trên 448 BN của Hartensuer R. và

cộng sự (2020) cho thấy vít nén ép KCC có độ an tồn trong phẫu thuật gãy khung chậu do chấn thương. Trong đó tác giả có thể đánh giá chính xác vị trí của vít trên 422 BN (với 604 vít nén ép KCC): 385 BN (91,23%) được đặt vít đúng vị trí, 19 BN sai vị trí (4,5%), 13 BN sai vị trí nhiều (3,08%) và có 5 BN được phẫu thuật sửa lại vị trí của vít (1,18%). Tỷ lệ tổn thương TK do phẫu thuật là 2,47% và có tương quan với sai vị trí của vít [62]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Alvis-Miranda H.R. và cộng sự (2014) cho thấy, hiện nay kỹ thuật bắt vít cố định KCC xuyên da dưới hướng dẫn của màn hình tăng sáng C-arm làm cho người bệnh thường bị phơi nhiễm phóng xạ kéo dài, đồng thời có tỉ lệ biến chứng khá cao tổn thương mạch máu, TK và vít sai vị trí, ngay cả với các phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Đó là lý do kĩ thuật này địi hỏi được kiểm sốt với cơng nghệ tốt hơn nữa, tuy nhiên mất nhiều thời gian đặc biệt trong cấp cứu BN [19].

Khi so sánh kết quả và biến chứng của phương pháp sử dụng nẹp néo ép phía sau KCC và vít nén ép KCC xuyên da trên 58 BN gãy mất vững phía sau khung chậu, Chen H.W. và cộng sự (2012) nhận thấy kết quả rất tốt và tốt ở nhóm sử dụng nẹp néo ép phía sau KCC là 86,1%, ở nhóm sử dụng vít nén ép KCC xun da là 88,2%; tuy nhiên nhóm BN được sử dụng nẹp néo ép phía sau KCC ít có biến chứng tổn thương mạch máu, TK hơn nhóm sử dụng vít nén ép KCC xuyên da [30]. Trong 1 nghiên cứu trên 36 BN gãy mất vững khung chậu loại C theo phân loại của Tile M., Muller F.J. và cộng sự (2013) đã sử dụng 3 phương pháp cố định phía sau gồm: 20 trường hợp rod vít, 12 vít nén ép KCC, 3 nẹp néo ép phía sau KCC và 1 thanh néo ép [89].

4.3.1.4. Cố định tăng cường bổ sung

Nghiên cứu sinh cơ học của kết xương bên trong vòng chậu cho thấy nếu một nửa khung chậu bị đứt gãy được nắn chỉnh phục hồi giải phẫu tốt và được cố định cả phía trước và phía sau thì độ vững của vịng chậu được trở về bình thường [70]. Cho nên trong những trường hợp phương tiện cố định vịng chậu sau khơng đủ vững chúng tôi sẽ cố định tăng cường vòng chậu trước. Trong 48 BN GXSKCC, chúng tơi đã cố định thêm vịng chậu phía trước cho 8 trường hợp: 2

BN được cố định ngồi phía trước, 2 BN được cố định phía trước luồn dưới da (tie rod) và 4 trường hợp nẹp vít cố định vịng chậu trước.

2 trường hợp cố định ngồi phía trước:

- BN số 09: SKCC kèm gãy xương cùng 2 bên, bên trái là Denis III, bên phải là

Denis II. BN được phẫu thuật cố định bằng nẹp néo ép phía sau KCC và tăng cường thêm 1 nẹp xương cùng bên trái. Kết quả chụp Xquang khung chậu sau phẫu thuật cho thấy di lệch thứ phát là 18,6 mm. Do đó, BN được phẫu thuật tăng cường khung cố định ngồi phía trước (hình 4.12). Xquang kiểm tra sau phẫu thuật lần 2 cho thấy di lệch còn lại 7,5 mm. Sau 03 tháng, BN đã được tháo cố định ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh gãy xương sai khớp cùng chậu trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình 3d và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết xương bên trong (Trang 113 - 115)