Kiến nghị phát triển kênh phân phố

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ QC (Trang 33 - 35)

e. Uy tín và danh tiếng thương hiệu

3.3.3 Kiến nghị phát triển kênh phân phố

* Đề xuất phát triển kênh phân phối của công ty: Để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa một cách thông suốt trong thị trường Công ty có thể sử dụng mô hình kênh phân phối sau:

BH. 3.3 Đề xuất mô hình phát triển kênh phân phối tại công ty CP phát triển quốc tế QC Công ty CP phát triển quốc tế QC Người bán lẻ Đại lý Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Người bán buôn

Với mục tiêu mở rộng thị trường đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh số bán đòi hỏi công ty phải mở rộng hệ thống kênh phân phối của công ty trên thị trường, tăng số lượng các điểm bán nhất là các đơn vị vừa phục vụ khách hàng là tổ chức, vừa phục vụ khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức phân phối dán tiếp là chính đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công ty – nhà bán buôn – nhà bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng. Công ty – đại lý (cấp 1, cấp 2) – người tiêu dùng cuối cùng ( tỷ trọng kênh phân phối này công ty sử dụng chiếm 90%). Với hệ thống kênh phân phối này công ty có thể phân phối một khối lượng sản phẩm lớn mà chi phí được giảm bớt đó là chi phí bán hàng và chi phí nhân công. Nhưng hệ thống này lại có nhược điểm là thông tin xuôi và ngược giữa công ty và người tiêu dùng không mang tính gắn kết dẫn đến thông tin không được chính xác và kịp thời làm giảm lợi thế, cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Do đó để hạn chế được nhược điểm này công ty lên có kênh phân phối trực tiếp và phân phối qua người bán lẻ: Công ty – người bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù trong thời gian qua công ty cũng có kênh phân phối trực tiếp nhưng chưa được chú trọng, chưa phát huy hết tối đa hiệu quả của kênh. Qua kênh này công ty sẽ tận dụng, nắm bắt tình hình tiêu thụ, nắm bắt thông tin phản hồi từ khách hàng một cách nhanh nhất để ban quản trị có chiến lược thích ứng chung cho toàn công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.

* Tuyển chọn và chính sách hoạt động:

Công ty cần lựa chọn kỹ, nên đề cao yếu tố tài chính, tránh rủi ro đến mức tối đa công ty có thể áp dụng hình thức tuyển chọn như: Tuyển chọn qua hình thức kí kết hợp đồng đại lý trên cơ sở giá bán đại lý đã được cố định và có chiết khấu cho lô hàng mua. Thiết kế gian bán hàng của đại lý phải đảm bảo dòng vận động của khách hàng, diện tích đủ rộng, thoáng phù hợp với tính chất của sản phẩm. Năng lực và khả năng tài chính của đại lý đảm bảo an toàn cho công ty.

qua các hình thức như hoa hồng, chiết khấu, giảm giá, hỗ trợ chi phí vận chuyển... để thu hút thêm nhiều đại lý.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ QC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w