Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường và đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008 2014 theo mô hình camels (Trang 70 - 74)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

5.2.1. Căn cứ trên định hƣớng phát triển ngành ngân hàng

Định hướng và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020

Căn cứ trên quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Cho thấy chiến lược của Ngành:

- Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; - Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ

chức tín dụng, nâng cao trật tự kỹ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 2 ngân hàng có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng khu vực.

Theo đó, đề án đưa ra giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, cụ thể: - Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM nhà nước.

- Tăng nhanh quy mơ và năng lực tài chính thơng qua:

 Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ;

 Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng;  Mở rộng nguồn vốn huy động.

- Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu, phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước dưới 3%.

- Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao

hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm tốn nội bộ. - Hiện đại hóa hệ thống công nghệ của các ngân hàng.

- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn; kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơcấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020

Theo kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 1552/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả quyết định với các nội dung và nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Mục tiêu, yêu cầu:

 Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, hướng tới một nền kinh tế các - bon thấp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh.

 Nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.

- Các nhiệm vụ chủ yếu

 Rà sốt, điều chỉnh và hồn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh

 Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng - tín dụng xanh.

 Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.

Theo văn bản này, Ngân hàng Nhà nước định hướng ngành ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với mơi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh; đồng thời nâng cao năng lực ngân hàng trong nghiệp vụ tín dụng.

5.2.2. Căn cứ trên bài học kinh nghiệm tại các quốc gia khác

- Về tự do hố thị trường tài chính

Tại các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đã thực hiện tự do hoá thị trường tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các luồng vốn từ nước này sang nước khác bằng việc thả nổi các giao dịch ngoại hối; thả nổi lãi suất, lãi suất được xác định trên cơ sở cung cầu trên thị trường, Nhà nước chỉ tham gia với vai trị điều tiết vĩ mơ mà khơng can thiệp trực tiếp.

- Về nâng cao NLTC cho hệ thống các NHTM

 Tại Trung Quốc, các NHTM ở Trung Quốc đặt mục tiêu trong chiến lược củng cố năng lực cạnh tranh của mình như: Xây dựng cơ chế ngân hàng tự chủ về mặt tài chính; Cải thiện cơ sở hạ tầng thơng tin để trở thành ngân hàng tồn cầu có khả năng quản lý vốn tầm cỡ quốc tế.

 Cấp thêm vốn và cổ phần hoá các NHTM Nhà nước: Chính phủ Trung Quốc quyết định bỏ ra 45 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm hiện đại hoá hai ngân hàng quốc doanh là Bank of China và ngân hàng Xây dựng với mục đích chính là tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn, cũng như chuyển đổi từ hình thức quốc doanh sang cổ phần.  Cơ cấu lại ngân hàng: Các ngân hàng Đông Nam Á, Nhật Bản vàTrung

Quốc, sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã tái cơ cấu ngân hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.

 Việc sáp nhập ngân hàng để trở thành tập đồn tài chính ngân hàng có số vốn lớn với sức cạnh tranh cao.

 Thành lập các Công ty mua bán nợ hay công ty khai thác tài sản (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…) có nhiệm vụ mua lại nợ của các NHTM với mục tiêu đẩy nhanh q trình lành mạnh hố tài chính.

 Bán đấu giá nợ xấu cho ngân hàng nước ngoài để các NHTM nước ngoài thu hồi một phần vốn từ tài sản có không sinh lời, nâng cao tiềm lực tài chính.

 Trung Quốc cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế trong một số NHTM nước ngồi.

Tóm lại, có thể rút ra kinh nghiệm cho ngành ngân hàng Việt Nam là cần giải quyết dứt điểm và nhanh chóng nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, tạo hành lang pháp lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chặt chẽ hơn. Có như vậy mới góp phần nâng cao NLTC cho hệ thống NHTM Việt Nam.

5.2.3. Căn cứ trên kết quả đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 Nam giai đoạn 2008 – 2014

Qua kết quả đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 và qua phân tích định tính thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam, có thể thấy những điểm yếu còn tồn tại trong hệ thống các NHTM Việt Nam, cụ thể:

- Các NHTM trong nước nhìn chung có năng lực tài chính cịn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp;

- Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cao;

- Năng lực quản lý của các NHTM cịn nhiều bất cập so với quy mơ, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng;

- Số lượng các NHTM nhiều nhưng một bộphận không nhỏ NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài chính kém lành mạnh, khả năng cạnh tranh thấp và dễ bị tổn thương khi mơi trường kinh doanh có sự thay đổi;

- Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ mơi trường kinh doanh. Hệ số an tồn vốn của các NHTM thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường và đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008 2014 theo mô hình camels (Trang 70 - 74)