Những biện pháp dài hạn nhằm hạn chế chênh lệch thu nhập

Một phần của tài liệu VẤN đề bất BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THU HẸP BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

3.2. Những biện pháp dài hạn nhằm hạn chế chênh lệch thu nhập

3.2.1. Về kinh tế - xã hội

Phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế quốc dân và là cơ sở quyết định nhất để giải quyết chênh lệch thu nhập nói chung, xố đói giảm nghèo nói riêng: Phát triển và chuyển dịch có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Lựa chọn cơng nghệ hợp lý đối với nơng nghiệp – nơng thơn; Điều chỉnh các chính sách ruộng đất; Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn bằng mọi nguồn vốn; Giải quyết "đầu ra" cho nơng sản hàng hố để đẩy mạnh sản xuất hàng hố nói chung, sản xuất hàng hóa nơng phẩm nói riêng; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà Nước trước xu hướng Chênh lệch thu nhập ở nước ta hiện nay; Tạo môi trường kinh tế - xã hội và khuôn khổ pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế; Phát huy tích cực của kinh tế thị trường bằng cách duy trì và phát triển quan hệ thị trường, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cuốn hút mọi người vào phát triển kinh tế xã hội; Điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xã hội; Tiến hành cải cách ruộng đất, tạo điều kiện cho người nghèo được vay lãi theo lãi suất ưu đãi, đánh thuế luỹ tiến vào người có thu nhập cao, nhằm hạn chế sự phân biệt giàu nghèo và thực hiện xố đói giảm nghèo.

Các doanh nghiệp cần đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống; sử dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa từ kinh doanh trực tiếp đến kinh doanh trực tuyến; tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng.

Người lao động cần nỗ lực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chun mơn, tự trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo khả năng thích nghi với sự thay đổi khơng ngừng của thị trường lao động. Người lao động cũng nên hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Trong q trình thực hiện triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ, người lao động cần thực hiện nghiêm túc, khai báo trung thực theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo các hỗ trợ đến được đúng và đủ đối tượng.

3.2.2. Về chính trị

Chính phủ cần thực hiện giảm bất bình đẳng thu nhập qua việc giúp người dân ở các khu vực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế. Người lao động là dân tộc thiểu số, hoặc có trình độ học vấn thấp, khơng được đào tạo, ít có cơ hội hưởng lợi hơn các so với các lao động có trình độ học vấn cao cùng là một ngun nhân của bất bình đẳng thu nhập. Do đó, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên, đầu tư cho giáo dục ở vùng khó khăn; cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các chi phí cho giáo dục để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho người lao động nghèo, miễn hoặc giảm học phí cho các khu vực khó khăn, thực hiện cải cách giáo dục nhằm cân bằng cơ hội và phát triển kỹ năng cho người lao động là vơ cùng quan trọng.

Chính phủ cần xây dựng được một chiến lược tăng đầu tư vào nguồn lực con người và khuyến khích tạo việc làm, khuyến khích hình thành một tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội; thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm giàu của những người giàu; tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển; đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến với người dân, đặc biệt là nhóm người dân nghèo.

3.2.3. Về văn hóa

Thu hẹp khoảng cách đời sống văn hố giữa thành thị và nơng thơn. Tình trạng đời sống vật chất khó khăn, thiếu thốn... làm cho một số người ở nông thôn chán nản, bế tắc, muốn rời làng quê ra thành thị kiếm sống. Vì vậy cần phải phát triển đời sống văn hóa, tinh thần ở nơng thơn để thu hẹp khoảng cách văn hố giữa nơng thơn và thành thị. Nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Ở nước ta, phát triển giáo dục nâng cao dân trí trước hết phải xóa mù, tái mù, thực hiện phổ cập giáo dục, đưa lại cho người nghèo quyền "sở hữu trí tuệ". Bên cạnh đó, phải đầu tư đào tạo một bộ phận cán bộ có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế là nhân tài cho đất nước, tạo động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng cường giáo dục văn hoá pháp luật và văn hố dân chủ cho người dân để mọi người có ý thức hơn trong thời đại Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế.

3.2.4. Về sức khỏe và an toàn

Việc giảm tỷ lệ nữ giới phải vào điều trị nội trú hay tăng cường sức khỏe y tế cho nữ giới đóng góp phần nào làm giảm mức chênh lệch về thu nhập. Do vậy cần tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ tới các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Tập trung chăm sóc sức khỏe miễn phí cho phụ nữ. Tăng ngân sách y tế dành cho công tác phịng ngừa và chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cấp xã phường. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải phù hợp với nhu cầu đặc thù của phụ nữ, trong đó chú trọng cơng tác phịng ngừa.

Truyền thơng về phịng ngừa dịch bệnh và về nhu cầu sức khoẻ của phụ nữ. Sự tiếp cận của người nghèo và phụ nữ tới hoạt động chăm sóc sức khỏe tăng lên. Tăng ngân sách dành cho các hoạt động phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao nhận thức xã hội về các vấn đề sức khỏe đặc thù của phụ nữ. Tăng sự tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe đặc thù của phụ nữ.

Thu thập tài liệu và nâng cao nhận thức xã hội về phân công lao động, bố trí thời gian và hậu quả của làm việc quá tải giữa nữ và nam giới trong gia đình. Nâng cao nhận thức và năng lực của nam giới để họ có trách nhiệm bình đẳng với gia đình và với việc chăm sóc sức khỏe con cái.

PHẦN KẾT LUẬN

Với đề tài "Vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam", bài tiểu luận đã thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tiểu luận đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, phân tích được thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập trong các khía cạnh khác nhau ở Việt Nam.

Thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam, tiểu luận đã chỉ rõ: Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập bình quân đầu người nhưng kéo theo đó là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Điều đó mang lại một số ảnh hưởng tích cực, song cũng gây ra nhiều hậu quả, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của đất nước.

Bằng việc phân tích thực trạng vấn đề này, tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp giúp tận dụng những mặt tích cực và hạn chế đi những tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến nhiều mặt. Các giải pháp bao gồm: giải pháp về kinh tế, đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo mơi trường cạnh tranh cơng bằng, lành mạnh; xây dựng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế; đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm đến 3 lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế và lưới an sinh xã hội; đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ; thu hút và trọng dụng nhân tài để tạo nguồn lực vững mạnh cho sự phát triển của đất nước. Các chính sách phải được đưa ra rõ ràng cụ thế, cho tất cả mọi người dễ tiếp cận để có thể nắm bắt và thực hiện các quy định phù hợp, đúng đắn.

Bên cạnh những kết quả và quan điểm nêu ra thì bài tiểu luận cũng có những mặt hạn chế và địi hỏi cần phải có các nghiên cứu tiếp theo. Do lượng kiến thức và kinh nghiệm còn chưa nhiều và nguồn số liệu khơng q đầy đủ nên nhóm chúng chưa thể nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ và đúng đắn nhất. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến từ cơ và tất cả mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Tiểu luận – Bất bình đẳng về thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, truy cập ngày 6/11/2021

https://thinganhang.com/document/view/tieu-luan-bat-binh-dang-ve-thu-nhap- va-tang-truong-kinh-te-o-viet-nam

[2], [3] Wikipedia, Đường Cong Lorenz, truy cập ngày 6/11/2021

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB %9Dng_cong_Lorenz

[4] Wikipedia, Hệ số Gini, ngày truy cập: 8/11/2021,

https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_s%E1%BB%91_Gini

[5] Theo World Bank (2014), Cập nhật tình hình kinh tế phát triển việt nam, Report No.89310 – VN, Hà Nội.

[6] Luận văn AZ, Đo lường bất bình đẳng thu nhập, truy cập ngày 8/11,

https://luanvanaz.com/do-luong-bat-binh-dang-thu-nhap.html

[7]Khánh Linh – Cao Sơn, Việt Nam năm 2010: Thu nhập bình quân đầu

người/tháng của hộ giàu nhất gấp 9,2 lần hộ nghèo nhất, truy cập ngày

6/11/2021

https://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/viet-nam-nam-2010-thu-nhap-binh-quan-dau- nguoithang-cua-ho-giau-nhat-gap-92-lan-ho-ngheo-nhat-

20110629032947707.chn

[8][9] VUSTA, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập:

Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam, truy cập ngày 8/11/2021

http://vusta.vn/chitiet/hop-tac-doi-tac/Moi-quan-he-giua-tang-truong-kinh-te- va-bat-binh-dang-thu-nhap-Ly-thuyet-va-thuc-tien-o-Viet-Nam-608

[10]Markus Brueckner, Daniel Lederman, Effect of income inequality on aggregate

output, truy cập ngày 8/11/2021

https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2621871

[11]Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc, Tác động của bất bình đẳng đến

tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2012, truy cập ngày 8/11/2021

https://lenguyennhanluan.wordpress.com/2015/10/05/do-luong-su-bat-binh- dang-thu-nhap/

[12]Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc (2016), Tác động của bất bình

đẳng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2012, truy cập ngày 8/11/2021

https://lenguyennhanluan.wordpress.com/2015/10/05/do-luong-su-bat-binh- dang-thu-nhap/

[13]Hoàng Thủy Yến (2014), Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng

trưởng kinh tế ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

[14]Google Sites, Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập, truy cập ngày

01/11/2021

https://sites.google.com/site/luanvanaz/cac-nguyen-nhan-cua-bat-binh-dang-thu- nhap

[15]Góc học tập, Nguyên nhân của sự bất bình đẳng về thu nhập, truy cập ngày

01/11/2021

https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/1724/nguyen-nhan-cua- su-bat-binh-dang-ve-thu-nhap

[16]Nguyễn Thị Thái Hưng, Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam hiện nay: Thực

trạng và khuyến nghị, truy cập ngày 1/11/2021

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bat-binh-dang-thu-nhap-o-viet-nam-hien- nay-thuc-trang-va-khuyen-nghi-73240.htm

[17]PGS,TS.Đường Vinh Sường, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở nước ta hiện nay, truy cập ngày 1/11/2021

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/30648/giao-duc- dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx

[18]Phạm Thị Liên, Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam

và một số gợi ý giải pháp chính sách, truy cập ngày 1/11/2021

https://luatminhkhue.vn/bat-binh-dang-gioi-ve-thu-nhap-cua-nguoi-lao-dong-o- viet-nam-va-mot-so-goi-y-giai-phap-chinh-sach.aspx

[19]Thanh Hiền, Xu hướng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam nằm trong ngưỡng

an toàn, Hà Nội Mới, truy cập ngày 1/11/2021

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1003219/xu-huong-bat-binh-dang-thu- nhap-tai-viet-nam-nam-trong-nguong-an-toan

Một phần của tài liệu VẤN đề bất BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)