Hình 2.2 cá sòng được bảo quản bằng chitosan

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu tìm hiểu ứng dụng chitin, chitosan (Trang 42 - 44)

chitosan

tăng thêm cho công đoạn bọc màng so với phương pháp bảo quản thông thường không đáng kể.

- Dung môi hòa tan cũng như phụ gia tương đối rẻ tiền, thông dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm nếu sử dụng đúng nồng độ khuyến cáo.

- Việc sử dụng và bảo quản chitosan cũng như phụ gia đơn giản. Khả năng ứng dụng:

Với chi phí màng bọc hợp lý, khả năng bảo quản tốt, hiệu quả về mặt kinh tế thu được từ phương pháp bảo quản trứng gà tươi đề xuất là hoàn toàn khả thi.

Qua tính toán của tác giả[3], cho thấy chi phí sơ bộ nguyên vật liệu tăng thêm cho việc sử dụng màng bọc chitosan cho mỗi quả trứng trong khoảng 15,4-16,9 VNĐ, đây là chi phí có thể chấp nhận được so với giá trị thương phẩm của trứng gà trên thị trường hiện nay.

Qua kết quả nghiên cứu thành công đối với trứng gà, người tiêu dùng hoàn toàn có thể hi vọng kết quả trên có thể áp dụng trên trứng vịt và trứng chim cút để cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông sản an toàn và chất lượng cao.

2.3.2 Ứng dụng trong bảo quản cá sòng:

Những năm gần đây xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, lượng phế liệu thải ra từ các nhà máy chế biến thủy sản lên tới 2.257 tấn/năm. Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, việc xử lý phế liệu thủy sản đông lạnh từ vỏ tôm, cua, ghẹ càng trở nên cấp bách. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chitin, chitosan và Chitosan Olygosaccharide (COS) để nâng cao giá trị sử dụng phế liệu này và làm sạch môi trường. COS là những sản phẩm thủy phân từ chitosan, COS có hoạt tính sinh học cao có vai trò to lớn trong các ngành y, dược, thực phẩm và nông nghiệp để bảo quản nông sản, kéo dài thời gian sử dụng, giảm hư hỏng do ưu điểm của nó có khả năng kháng khuẩn kháng nấm. Với tình hình hiện nay các hóa chất bảo quản thực phẩm bị cấm sử dụng trong xuất khẩu thủy sản, thì đây là một con đường mới để chúng ta nghiên cứu và áp dụng trong thực tế sản xuất. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Chitosan, Chitosan Olygosaccharide (COS) đến một số vi sinh vật gây bệnh trên cá bảo quản bằng nước đá và đề xuất công nghệ bảo quản sau thu hoạch” nhằm mục tiêu xác định nồng độ và khả năng diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho người trên cá sòng của Chitosan và COS; đồng thời xây dựng qui trình bảo quản cá sau thu hoạch để bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

Đề tài đã bố trí thí nghiệm như sau:

Chuẩn bị dung dịch bảo quản gồm: Chitosan được pha với 3 nồng độ 1%; 1,5%; 2%

COS được pha với 3 nồng độ 0,1% ; 0,2%; 0,3%

Cá sòng được mua từ cảng cá Cửa Bé đưa về phòng thí nghiệm và được rửa sạch. Và tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Cá sòng được chia thành các mẫu, mỗi mẫu 3 con trước khi

nhúng vào dung dịch bảo quản.

Sơ đồ 2.3: Bố trí thí nghiệm bảo quản cá sòng bằng nước đá kết hợp với nhúng dung dịch chitosan và COS

nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh (bao gồm tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.coli, S. aureus, Salmonella, Cl.perfringens, V.parahaemolyticus).

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu tìm hiểu ứng dụng chitin, chitosan (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w