Vai trò của thanh niên trong đối ngoại

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN đại HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 25 - 27)

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2.5. Vai trò của thanh niên trong đối ngoại

Thanh niên là cầu nối văn hóa giữa các nước thơng qua việc đi du học, đi tình nguyện, đi trải nghiệm ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, khơng chỉ mang văn hóa Việt Nam ra thế giới mà còn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về các quốc gia khác. Từ đó nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước khác theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Theo một số báo cáo gần đây, tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động ở nước ngoài đã tăng đáng kể, trên 40% và kỹ năng tiếng Anh của họ cũng tốt hơn nhiều. Thanh niên luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của họ để có được sự hiểu biết văn hố mới cũng là mục đích của họ khi tham gia vào các hoạt động khác

21

nhau. Với sức trẻ, trí thơng minh, sự năng động, hiểu biết và cách cư xử khéo léo của mình, thanh niên Việt Nam đã đại diện cho đất nước tham gia công tác ngoại giao công dân, những diễn đàn trong khu vực và trên thế giới, trao đổi, bàn luận và cùng đưa ra giải pháp cho những vấn đề nóng hổi, nhức nhối. Thơng qua hoạt động trao đổi, thanh niên có thể học hỏi các cơng cụ và cách tiếp cận mới trong kết nối kiến thức thế giới, xây dựng mơ hình cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội như thất nghiệp trẻ, bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người cần thiết. Đây là cơ hội để họ gặp gỡ và giao lưu với những người trẻ tuổi khác, cọ xát và học những kỹ năng mới. Trong chương trình giao lưu thanh niên quốc tế Malaysia 2016, đoàn Việt Nam với những gương mặt tiêu biểu cho thanh niên đất nước đã ngồi nhiều giờ để tranh luận với các bạn Lào về vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước của sông Mekong. Tuy hai nước có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, nhưng việc nước bạn có kế hoạch xây dựng các cơng trình thủy điện trên dịng Mekong, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sinh kế của hàng triệu người dân Việt Nam ở hạ nguồn đã trở thành chủ đề tranh luận "nảy lửa" hơm đó. Cuộc tranh luận đi từ căng thẳng đến thống nhất cao về việc ủng hộ các giải pháp đối thoại của hai nước để hướng đến chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm, vì lợi ích của người dân, vì sự phát triển bền vững của khu vực. Buổi gặp mặt, trao đổi đã nêu lên được quan điểm của thanh niên hai nước về vấn đề này. Tuy chỉ là cuộc trao đổi giữa vài công dân nhưng những người trẻ tham gia có thể đem nội dung, tư tưởng, quan điểm của nước bạn để giải thích cho bạn bè, người dân nước mình. Sự hiện diện của đại biểu Việt Nam tại Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF) hay sự có mặt của thanh niên Việt Nam tại các chương trình giao lưu văn hóa với ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… chính là hoạt động ngoại giao công chúng của quốc gia chủ nhà nhưng cũng là cơ hội cho chính các đại biểu Việt Nam nói lên tiếng nói của mình, thơng tin về đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Giới trẻ ở tất cả các nước là nguồn nhân lực chính để phát triển, thay đổi xã hội tích cực và đổi mới cơng nghệ. Lý tưởng, năng lượng và tầm nhìn của họ là cần thiết cho sự phát triển liên tục của mỗi quốc gia.

PHẦN 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

22

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHÓM MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN đại HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 25 - 27)