Giải pháp đối với SacomBank CN Kiên Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần thương tín chi nhánh kiên giang (Trang 66 - 70)

6. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

3.2.2 Giải pháp đối với SacomBank CN Kiên Giang

3.2.2.1 Giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa nhân viên các chi nhánh

Tạo khơng khí cởi mở giữa các nhân viên trong phịng. Đặc biệt trong phịng tín dụng, các lãnh đạo phịng cần tạo ra sự hịa đồng, khơng khí rộn ràng, năng động, đây là bộ phận kinh doanh, cần có tinh thần chiến đấu cao, tránh ủ rũ. Khi có những vướng mắc, sẽ cùng nhau tháo gỡ và trao đổi kinh nghiệm cho mọi người tránh những vướng mắc về sau, những người đi trước có thể truyền đạt kinh nghiệm cho những người đi sau, tạo môi trường làm việc hịa đồng hỗ trợ nhau trong cơng việc, có thể chia nhóm để cùng nhau thi đua.

Nên tổ chức họp 10 phút đầu đầu các ngày 2.4.6 hoặc 3.5.7, báo cáo những việc làm ngày hôm qua để chia sẽ kinh nghiệm đồng thời nêu kế hoạch sơ bộ làm việc trong ngày. Định kỳ 2 tuần hoặc 1 tháng nên họp một lần. Có những phần thưởng riêng hoặc ghi thêm một điểm cộng để đánh giá cuối năm với những cá nhân có nhiều đóng góp.

3.2.2.2 Thường xuyên cập nhật, nâng cao, kiểm tra kiến thức nghiệp vụ

Đảm bảo kiến thức được cập nhật thường xuyên cần có những bài kiểm tra kiến thức nghiệp vụ, đốc thúc nhân viên phải cập nhật kiến thức liên tục, kết quả có thể đánh giá cuối năm hoặc tăng giảm lương. Vì có áp lực nên các chun viên bắt buộc phải cập nhật, bổ sung kiến thức một cách kịp thời, phục vụ cho cơng việc, đồng thời phát triển chính bản thân các chun viên.

2 12 41 103 34 0 20 40 60 80 100 120 Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Biểu đồ 3.5: Mức độ đồng ý khi tổ chức các lớp học nghiệp vụ

Hiện nay ở SacomBank Chi Nhánh Kiên Giang vẫn đang cịn tình trạng người đi trước chỉ bảo cho người đi sau. Dẫn đến những người vào sau sẽ bị ảnh hưởng bởi cách làm việc của người đi trước. Chứ chưa có một quy trình đào tạo cụ thể nào.

Trong tuần nên có những buổi học vào một buổi tối trong tuần hoặc chiều thứ 7 là những lớp trao đổi với một người hướng dẫn là lãnh đạo và các bạn chuyên viên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm, vướng mắc đã qua. Ngồi ra cịn tổ chức các lớp học đào tạo nâng cao cho chuyên viên một cách thường xuyên, như lớp phân biệt giấy tờ giả, lớp phát triển kỹ năng bán hàng, các lớp đào tạo nội bộ về các sản phẩm mới, kỹ năng bán chéo sản phẩm.

3.2.2.3 Nâng cao trách nhiệm của cán bộ với các khoản cấp tín dụng

Hạn chế tối đa rủi ro đạo đức cả lãnh đạo và nhân viên – tránh chạy theo chỉ tiêu doanh số dẫn đến phát vay bằng mọi giá. Cần nâng cao tính trung thực tránh sự sa ngã của cán bộ tín dụng vốn đã có nhiều cám dỗ. Đặc biệt cấp quản lý trực tiếp cần có những theo dõi sát xao, tránh để nhân viên dưới cấp dối lừa, những cá nhân vi phạm cần xử lý nghiêm có thể gởi email thơng báo tồn hệ thống để làm gương.

Giữa các bộ phận phê duyệt, kiểm sốt RRTD cần có sự phối hợp chặt chẽ để biết được thông tin, kết quả phê duyệt.

3.2.2.4 Quy trình thẩm định KH

Cần nâng cao khả năng thẩm định KH của chuyên viên. Bộ phận kiểm tra giám sát cần tuyển những người có kinh nghiệm hoặc từ chuyên viên đi lên, để xác thực thơng tin, có kiến thức làm việc thực tế. Lãnh đạo tại đơn vị phải xác thực, cam kết các thơng tin thẩm định là hồn tồn đúng sự thật.

Bộ phận phê duyệt, định giá cần có sự phân chia luân chuyển xét duyệt hồ sơ của các chi nhánh, tránh để các chuyên viên tín dụng bắt tay với chuyên viên phê duyệt để đưa các hồ sơ dưới chuẩn vào cho vay.

Đối với trường hợp thế chấp tài sản là hàng hóa: Lãnh đạo đơn vị cần giám sát kỹ đầy đủ tất cả các tài sản, không để các trường hợp kê khai khống các tài sản đưa vào như những vụ việc vừa qua báo chí đã nêu với các trường hợp cầm cố/thế chấp kho hàng.

Biểu đồ 3.6: Khảo sát các yếu tố quan trọng để thẩm định khách hàng

Cho thấy mức độ đánh giá của SacomBank CN Kiên Giang đã chú ý đến nguồn thu nhập để trả nợ (54%) sau đó đến phương án kinh doanh (24.5%) rồi mới đến tài sản đảm bảo. Cho thấy Ngân hàng đã hoạt động một cách bài bản, hướng đến chuyên nghiệp hóa.

3.2.2.5 Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính được kiểm tốn

Trong hồ sơ hồ sơ vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính, tuy nhiên thường những báo cáo này không đạt chuẩn cho vay do doanh

nghiệp đã khai báo gian lận nhằm trốn thuế. Hiện nay SacomBank vẫn chấp nhận báo cáo tài chính nội bộ, do đó để làm cho hồ sơ có thể đạt chuẩn thì các cán bộ tín dụng có thể tiếp tay yêu cầu công ty cung cấp một báo cáo tài chính trong đó thể hiện quá trình hoạt động tốt, lợi nhuận dương làm đẹp lòng các lãnh đạo, các chuyên gia phê duyệt thơng qua khoản cấp tín dụng.

Hạn chế rủi ro do đạo đức của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp đi vay cố tình cung cấp báo cáo tài chính cho ngân hàng với sự giúp sức của những người đã từng làm trong ngân hàng thì hồ sơ sẽ “đẹp” và khả năng ngân hàng sẽ cho vay cao tạo nên rủi ro lớn, cực kỳ nguy hiểm.

Vì vậy yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm tốn là một điều hết sức cần thiết.

3.2.2.6 Cần theo dõi chặt chẽ khoản vay, đốc thúc trả nợ đúng hạn

Với các khoản đã phát vay cần theo dõi chặt chẽ, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tình hình kinh tế, thị trường ở lĩnh vực khách hàng hoạt động. Dòng tiền của khách hàng qua tài khoản của SacomBank doanh số chuyển tiền qua tài khoản tại SacomBank. Ngưng giải ngân khi bất kỳ khoản nào quá hạn. Từ đó có hướng đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn. Xử lý vấn đề khi còn sớm, tránh quan tâm đốc thúc khi đã phát sinh hậu quả.

3.2.2.7 Báo cáo tình hình dư nợ, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn

Với một hệ thống ngân hàng phát triển ngày càng lớn như hiện nay, cần có các báo cáo thường xuyên các số liệu báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để kịp thời điều chỉnh theo đúng định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Cũng cần xem xét các tỷ trọng cho vay trong các ngành đảm bảo vừa đạt mục tiêu chiến lược của ngân hàng đề ra, đa dạng hóa danh mục cho vay, giảm thiểu rủi ro, tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nước.

Ở tại chi nhánh cần phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, đồng thời cập nhật các thông tin từ hội sở về thị trường định hướng phát triển thị trường, các sản phẩm có rủi ro cao cần phải chú ý, dự báo trong tương lai của thị trường.

3.2.2.8 Tăng cường quản lý giám sát tài sản đảm bảo

Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản: định kỳ hàng quý nên kiểm tra lại tình trạng của tài sản, định giá lại tài sản cho phù hợp với giá trị thị trường

Đối với tài sản là động sản như thế chấp bằng hàng hóa, sắt thép, nơng sản các loại, đặc biệt là khi thế chấp hàng hóa này tại kho của khách hàng tiềm ẩn rất

nhiều rủi ro nếu như bên bảo vệ hàng bắt tay cùng bên vay để lừa đảo ngân hàng. Vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát kho hàng định kỳ, đột xuất. Chỉ giải chấp chấp hàng theo nguyên tắc tiền vào hàng ra. Yêu cầu thuê bảo vệ của những đơn vị có uy tín.

3.2.2.9 Tăng cường tìm kiếm chọn lọc khách hàng

Cần tạo áp lực tìm kiếm khách hàng mới lên các chuyên viên tín dụng tại chi nhánh, đảm bảo các chuyên viên phải liên tục tìm kiếm khách hàng, từ đó chi nhánh có một cơ sở khách hàng đủ lớn để có thể chọn lọc lại, chỉ phục vụ những khách hàng có cơ sở hoạt động tốt, tiềm năng.

Vì mọi rủi ro tín dụng tại ngân hàng có ngun nhân rất lớn từ bản thân nội tại của khách hàng. Do đó, chọn lọc khách hàng tốt ngay từ đầu là một biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần thương tín chi nhánh kiên giang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)