Phương thức lãnh đạo của Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học đảng chính trị và đảng cầm quyền tại thụy điển trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 31)

- Đảng những người dân chủ Thụy Điển: (19 ghế) thành lập năm

3.2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển

Xét về mặt quan điểm lý luận chính trị, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển tuy đã nhiều lần thay đổi cương lĩnh, nhưng cũng giống như hầu hết các đảng thuộc trào lưu xã hội dân chủ, họ vẫn kiên trì đa ngun chính trị, khẳng định rõ tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen vẫn là một cơ sở lý luận chủ yếu của Đảng. Cơ sở giai cấp của Đảng rộng rãi nhưng chủ yếu là giai cấp công nhân, bao gồm cả công nhân “cổ xanh” cả công nhân “cổ trắng”. Chế độ xã hội mà Đảng chủ trương xây dựng là “CNXH dân chủ”.

Đối với họ, CNXH và dân chủ là hai mục tiêu song song, gắn bó với nhau và khi cần thiết phải chọn lựa, phải đặt mục tiêu dân chủ, tự do lên trên mục tiêu bình đẳng… Về kinh tế, thời kỳ đầu Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển xác định phải thực hiện chế độ sở hữu công cộng, phân phối theo lao động và quản lý có kế hoạch.

Tuy nhiên, từ cuối thập niên 20 thế kỷ XX, Đảng này điều chỉnh lại quan điểm kinh tế, trong đó nhấn mạnh rằng trong việc thực hiện CNXH thì xã hội hố quyền sở hữu khơng phải là một vấn đề căn bản, xã hội hoá phân phối mới là vấn đề căn bản, nghĩa là thực thi phân phối công bằng của cải xã hội như thế nào để đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động.

Do đó khơng cần lập thật nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng, trừ các lĩnh vực bắt buộc phải do Nhà nước làm, mà cần khuyến khích ủng hộ sự phát triển kinh tế sở hữu phi công cộng, để cho các doanh nghiệp tư nhân làm ra càng nhiều của cải càng tốt.

Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển chủ trương xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, theo đó về chế độ sở hữu thì thực hành pha trộn chế độ sở hữu công cộng và chế độ tư hữu; về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết

hợp với phân phối theo vốn (tư bản); về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành Nhà nước điều hành vĩ mô kết hợp với kinh tế thị trường.

Năm 1982, sau khi giành được thắng lợi trong bầu cử (với 45,6% số phiếu bầu) dưới khẩu hiệu “Bảo vệ phúc lợi, chấn hưng nền kinh tế”, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã thực thi chính sách kinh tế “Con đường thứ ba” của mình với biện pháp chính: Nâng cao sức cạnh tranh, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, giảm thuế, theo đuổi “đồn tàu nhất thể hố châu Âu” và năm 1994, chính phủ Đảng Xã hội dân chủ quyết định đưa Thụy Điển gia nhập EU.

Tháng 11-2001, Đại hội 34 Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển trong cương lĩnh mới được thông qua thừa nhận Thụy Điển vẫn là một xã hội giai cấp. Cương lĩnh nhấn mạnh, kinh tế tồn cầu hóa địi hỏi cuộc đấu tranh của phong trào cơng nhân phải tồn cầu hóa, phải liên hiệp các lực lượng tiến bộ của các nước trên thế giới, thành lập liên minh chính trị mới, biến tồn cầu hóa thành cơng cụ thúc đẩy dân chủ, phúc lợi và công bằng xã hội dẫn dắt xã hội phát triển. Cương lĩnh chỉ rõ nền tảng ý thức hệ của Đảng là chủ nghĩa duy vật lịch sử và trong cuộc xung đột giữa tư bản và lao động, Đảng luôn đại biểu cho lợi ích của phía lao động...

Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển rất quan tâm chế độ phúc lợi, ngoài 4 loại bảo hiểm lớn được pháp luật qui định như: bảo hiểm hưu trí dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, cịn có nhiều loại hình phúc lợi xã hội khác.

Tuy nhiên, chế độ phúc lợi cao này là dựa vào chế độ thu thuế cao. Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60% GDP, mức cao nhất thế giới. Nghĩa là gần 3/5 của cải tồn xã hội bị Nhà nước tập trung vào tay mình, tỷ lệ để lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, điều này ảnh hưởng tới tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động, khiến cho khả năng cạnh tranh của Thụy Điển bị giảm sút trong nền kinh tế thế giới đang

tồn cầu hóa một cách mạnh mẽ. Hơn nữa, chế độ phúc lợi cao rất dễ bị một số người lợi dụng kiếm chác những khoản lợi ích họ khơng đáng được hưởng.

Tình hình nêu trên khiến cho người dân nhiều năm gần đây đã khơng cịn thỏa mãn với một “Nhà nước phúc lợi” hào phóng khi cái giá phải trả là thuế cao, nạn thất nghiệp gia tăng và việc ngày càng có nhiều dân nhập cư chỉ sống bằng trợ cấp.

Chính phủ xã hội dân chủ của Thủ tướng Pe-son tuy có thành tích tăng trưởng kinh tế đạt 6%, nhưng vẫn bị phe trung hữu đối lập phê phán là không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp lên đến 10% và sự suy giảm tính cạnh tranh quốc tế của kinh tế Thụy Điển vào thời điểm cuộc bầu cử tháng 9-2006. Với chủ trương cắt giảm thuế, cải cách chế độ an sinh xã hội, tăng sức cạnh tranh của đất nước trên thị trường toàn cầu mà vẫn dựa trên những nguyên tắc nền tảng của “Nhà nước phúc lợi”, Liên minh trung - hữu đứng đầu là thủ lĩnh Đảng Ơn hịa - Fredrik Reinfeldt - đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 9- 2006 lên cầm quyền.

KẾT LUẬN

Qua các nội dung ở trên chúng ta có thể nắm được những vấn đề lý luận và những vấn đề thực tiễn về đảng cầm quyền cũng như có được những thơng tin rất bổ ích từ những nội dung khái quát về đất nước Thụy Điển như về điều kiện, về thể chế chính trị và chính sách đối ngoại. Những nội dung đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn được các nội dung ở chương sau.

Qua việc nghiên cứu về những vấn đề lý luận cũng như những vấn đề thực tiễn về đảng chính trị và đảng cầm quyền tại Thụy Điển trong giai đoạn hiện nay chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn được cách thức tổ chức, hoạt động và vận hành và sự ảnh hưởng của các chính đảng đối với đất nước Thụy Điển nói chung. Đồng thời việc tìm hiểu này giúp chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân thành cơng của một trong những chính đảng thành cơng nhất trên thế giới trong giai đoạn phát triển trong những năm qua.

Là một chính đảng cánh tả theo khuynh hướng CNXH dân chủ, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã có những cống hiến lớn đối với q trình dân chủ hóa đời sống chính trị và phát triển kinh tế Thụy Điển. Những kinh nghiệm hoạt động của Đảng này trên các lĩnh vực, nhất là trong quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền có giá trị tham khảo hữu ích đối với nhiều nước,

trong đó có Việt Nam trong con đường xây dựng nhà nước pháp quyền và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trong quan hệ với Việt Nam, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã từng ủng hộ tích cực nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây. Ngày nay, Việt Nam tiếp tục phát triển hợp tác hữu nghị truyền thống trên nhiều mặt với Thụy Điển, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ với Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển. Các thế hệ người Việt Nam trong tâm khảm vẫn ln ghi nhớ và trân trọng những tình cảm hữu nghị đối với Việt Nam của Thủ tướng Ô-lốp Pan-mơ, một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển tính đến thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học đảng chính trị và đảng cầm quyền tại thụy điển trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w