Mặc quần áo rộng, thoáng, thoát mồ hôi.

Một phần của tài liệu sổ tay cấp cứu cho mọi người cần biết (Trang 26 - 29)

THL © 2010 <thlinh.thi@gmail.com> Page 27

NGỘ ĐỘC THUỐC NGỦ

Liều gây chết của Gacdénal là 5g nhưng có người chỉ uống 1g cũng có thể tử vong; liều gây chết của cloran là 10g.

Triệu chứng chính

- Ngộ độc nhẹ: ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi véo da, châm kim... các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường. - Ngộ độc nặng: hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân mất.

- Tìm barbituric trong nước tiểu (+).

Nếu bệnh trạng kéo dài, sǎn sóc không tốt, bệnh nhân có thể liệt trung tâm hô hấp, phù phổi cấp, viêm phổi...

Xử trí:

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

- Xét nghiệm nước tiểu và chất nôn tìm barbituric (cần 50ml nước tiểu).

- Xét nghiệm đường huyết, ure huyết, amoniac huyết, dự trữ kiềm, đường niệu, xeton niệu để loại các nguyên nhân hôn mê khác.

- Rửa dạ dày: nếu uống thuốc ngủ chưa quá 6 giờ và bệnh nhân còn tỉnh. Nước rửa pha than hoạt tính: 30-40g trong 500ml nước. Nếu nạn nhân hôn mê sâu: đặt sonde nhỏ vào dạ dày, bơm dung dịch ngọt hoặc kiềm vào dạ dày mỗi lần khoảng 50ml rồi rút ra. Làm nhiều lần cho đến khi sạch dạ dày.

- Loại chất độc: bằng cách cho đi tiểu nhiều. Xử trí theo 2 nhóm lớn barbituric:

* Barbituric chậm và rất chậm: Phenobarbitan (Gacdenan), Barbitan (Verian). Các thuốc này thải qua thận và gây hôn mê kéo dài. Cho lợi tiểu thẩm thấu và kiềm hóa bằng truyền tĩnh mạch 6 lít dung dịch phối hợp luân chuyển: dung dịch bicarbonat 14%o - 50ml, dung dịch maniton 10% - 500ml, dung dịch glucose 10% - 500ml, thêm vào mỗi chai 1,5g KCl. Đối với phụ nữ và người cỡ nhỏ thì giảm lượng dịch đi một chút.

Nếu nạn nhân có bệnh chống chỉ định cho lợi tiểu thẩm thấu như suy tim, suy thận thì nên chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc với các dung dịch kiềm. * Barbituric nhanh hoặc trung gian: loại thuốc này thải nhanh qua gan gây hôn mê ngắn nhưng nguy hiểm hơn do có thể gây ngừng thở nhanh. Xử trí gây đi tiểu không có lợi. Chỉ truyền dịch để giữ thǎng bằng nước và điện giải, nhưng phải sẵn sàng hô hấp hỗ trợ bằng máy hoặc thổi ngạt nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc có rối loạn nhịp thở.

THL © 2010 <thlinh.thi@gmail.com> Page 28

Nếu không rõ nhiễm độc loại barbituric gì hoặc phối hợp nhiều loại thuốc: chỉ có cách là cho lợi tiểu thẩm thấu vì biện pháp này không gây nguy cơ gì lớn. - Chống trụy mạch: dùng Ouabain... nếu huyết áp tối đa <80mmHg thì truyền thêm Noradrenalin 2-4mg cho mỗi lọ dung dịch glucose 500ml (không pha vào các dung dịch có Na vì Noradrenalin sẽ bị phá hủy.

- Thở oxy ngắt quãng từng 15' một: luôn luôn giữ cho đường thở lưu thông, thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm rãi dễ chảy ra... Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi cần.

- Chống nhiễm trùng đường hô hấp: cho kháng sinh. - Tiêm lobelin, vitamin...

- Theo dõi dự trữ kiềm và điện giải đồ trong thời gian truyền dung dịch kiềm.

- Chú ý việc nuôi dưỡng bệnh nhân, chống loét, giữ ấm nếu trời rét hoặc thân nhiệt thấp.

VẾT THƢƠNG DO CÔN TRÙNG ĐỐT

Khi bị ong chích nạn nhân thƣờng bị hoảng loạn hơn là nguy hiểm. Thời gian đầu có thể rất đau nhức kèm theo sƣng nhẹ. Tuy nhiên có một số ngƣời rất dị ứng với các loại chất độc này là nhanh chóng phát triển thành bệnh nguy hiểm, đó nhẹ. Tuy nhiên có một số ngƣời rất dị ứng với các loại chất độc này là nhanh chóng phát triển thành bệnh nguy hiểm, đó là sốt anaphylactic. Bạn không nên coi thƣờng nếu bị o ng đốt ở miệng hay cố họng vì sƣng phồng có thể làm nghẽn khí đạo.

Những điều nên làm

Làm giảm đau, giảm sƣng.

Sắp xếp để đƣa nạn nhân đi bệnh việc nếu cần.Vết chích trên da Vết chích trên da

Dùng nhíp lấy ngòi chích ra nếu còn.

Đắp băng lạnh lên vết thƣơng để giảm đau, sƣng.

Sau một hai ngày nếu vẫn còn bị sƣng hay có chiều hƣớng nặng thêm nên đƣa nạn nhân đi bác sĩ.

Vết chích trên miệng

Cho nạn nhân ngậm đá để giảm sƣng. Đƣa đi cấp cứu ngay. Đƣa đi cấp cứu ngay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THL © 2010 <thlinh.thi@gmail.com> Page 29

Vết ve cắn

Ve là loài sinh vật nhỏ có hình thù giống con nhện thƣờng có trong đám cỏ hay vạt rừng. Chúng thƣờng bám vào động vật hay ngƣời để hút máu, đặc biệt là khi nó cắn không gây đau. Loại ve này lúc còn đói rất nhỏ và có thể không nhìn vật hay ngƣời để hút máu, đặc biệt là khi nó cắn không gây đau. Loại ve này lúc còn đói rất nhỏ và có thể không nhìn thấy đƣợc. Vùng da xung quanh vết cắn của chúng sẽ bị sƣng lên và có hình hạt đậu và có thể bị nhiễm trùng

Cách gắp ve ra

Do khi cắn, miệng ve bám chặt vào da nên bạn có thể dùng loại nhíp đầu nhọn gắp nó. Tuy nhiên bạn nên bẩy nó ra tốt hơn là kéo vì khi kéo mạnh ve sẽ bị đứt ra, đầu còn bám lại. hơn là kéo vì khi kéo mạnh ve sẽ bị đứt ra, đầu còn bám lại.

CHẾT ĐUỐI, THẮT CỔ

Trong chết đuối, bệnh nhân bị ngạt cấp do nƣớc tràn vào phế nang gây nên 2 rối loạn quan trọng: phù phổi cấp và thiếu oxy.

Xử trí nhanh tại chỗ khi mới vớt ở nƣớc lên:

vác xốc nạn nhân lên vai, để bụng tỳ đúng vào vai, đầu dốc ngƣợc xuống lƣng ngƣời vác, chạy tại chỗ khoảng 20-30 bƣớc cho nƣớc ở dạ dày, phổi, đƣờng khí đạo thoát ra, đồng thời cũng có tác dụng nhƣ làm hô hấp nhân tạo. Sau đó để nạn nhân nằm đầu thấp, móc sạch đờm rãi, thức phổi, đƣờng khí đạo thoát ra, đồng thời cũng có tác dụng nhƣ làm hô hấp nhân tạo. Sau đó để nạn nhân nằm đầu thấp, móc sạch đờm rãi, thức ǎn, dị vật... thật khẩn trƣơng.

Nguyên tắc

Một phần của tài liệu sổ tay cấp cứu cho mọi người cần biết (Trang 26 - 29)