Khám phá chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đóng góp của phát triển trung gian tài chính vào tăng trưởng kinh tế (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Khám phá chính

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, luận văn này chọn yếu tố phát triển tài chính để đánh giá đóng góp của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hàng loạt yếu tố đã được các nhà kinh tế chỉ ra rằng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như tích lũy vốn vật chất, lao động và vốn con người, đầu tư, chi tiêu chính phủ, lạm phát, xuất khẩu, tiến bộ công nghệ. Trong luận văn này, vai trị của một hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh. Một hệ thống tài chính phát triển tốt sẽ góp phần huy động tiết kiệm từ trong dân chúng, giảm chi phí giao dịch tài chính và giao dịch hàng hóa dịch vụ, quản lý rủi ro bằng cách “chuyển nhượng” hay mua bán rủi ro. Qua đó, hệ thống tài chính này thúc đẩy q trình phân bổ nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả. Do vậy, một hệ thống tài chính, khi thực hiện đúng chức năng của mình, có thể tạo ra những kênh hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế như tích lũy vốn (capital accumulation) và thúc đẩy tiến bộ công nghệ

Với mục tiêu xác định phát triển tài chính theo chiều sâu có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy hệ số của biến tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP và tỷ lệ khối tiền tệ mở rộng trên GDP và dương và có ý nghĩa. Mối liên hệ đồng biến thông qua việc tăng tỷ lệ tiền tệ trên GDP và tăng tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Qua đó, tác giả trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra ở phần mở đầu.

Xét trong tình hình tăng trưởng kinh tế hiện tại của Việt Nam, với hệ thống tài chính vẫn cịn nhiều hạn chế, nghiên cứu chỉ ra rằng khi phát triển tài chính theo chiều sâu hiệu quả sẽ góp phần tích lũy vốn, phân bổ vốn hiệu quả từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng ủng hộ quan điểm của các nghiên cứu trước chứng minh tồn tại tương quan dương giữa phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh các biến nghiên cứu chính, các biến kiểm sốt như lực lượng lao động, FDI và xuất khẩu của quốc gia cũng đóng góp trong tăng trưởng GDP. Quốc gia có giá trị xuất khẩu càng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cán cân thương mại.

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu này trả lời câu hỏi rằng phát triển tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế hay không. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian về các chỉ số phát triển kinh tế và các chỉ số đo lường phát triển tài chính. Phạm vi của nghiên cứu là Việt Nam, một thị trường tài chính mới chỉ được thành lập và hoạt động trong thời gian ngắn, và đang nỗ lực để phát triển. Mơ hình nghiên cứu, là mơ hình tăng trưởng kinh tế, trong đó phát triển tài chính được đo lường bởi hai chỉ số là (i) tỷ lệ khối tiền tệ mở rộng M2 trên GDP (M2Y), và (ii) tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP (PCY). Các nhân tố khác có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - chẳng hạn như đầu tư, xuất khẩu, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngồi - cũng được bao gồm trong mơ hình. Mơ hình này phù hợp với điều kiện về dữ liệu của Việt Nam, do trình độ phát triển tài chính cịn thấp, trong giai đoạn 1995 – 2012. Để đánh giá vai trò

của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2012, nghiên cứu này tiến hành kiểm định các giả thiết về các mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và các chỉ số đo lường phát triển tài chính, tức là M2Y và PCY.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội -GDP- của Việt Nam có mối quan hệ đồng biến với các chỉ số phát triển tài chính, tức M2Y và PCY, và những mối tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê. Những mối quan hệ đồng biến này cho phép chấp nhận giả thiết nghiên cứu, và nhận định rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Việc chấp nhận các giả thiết nghiên cứu hàm ý rằng phát triển tài chính thực sự đóng góp một cách có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đóng góp của phát triển trung gian tài chính vào tăng trưởng kinh tế (Trang 61 - 63)