MỘT SỐ GIẢI PHÁP 7

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục (Trang 27 - 31)

Dân số và giáo dục có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, do đó muốn giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân số và giáo dục phải giảm tỷ lệ gia tăng dân số đi đôi với phát triển giáo dục. Ổn định quy mô dân số gắn với đầu tư phát triển hệ thống giáo dục. Để làm được điều này cần phải tập trung vào một số nhóm giải pháp sau:

3.1. Nhóm giải pháp về dân số.

- Cần phải triệt để thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010. Trong đó, thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý và đạt được mức sinh thay thế. (Quân)

- Tăng cường hoạt động truyền thông về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện truyền thông dân số đa dạng, rộng rãi với những nội dung thích hợp, dễ hiểu, dễ đi sâu vào nhận thức của nhân dân. Đặc biệt đối với nhóm dân số ở khu vực dân tộc và miền núi. (Quân)

- Tăng cường đầu tư vật chất cho hoạt động của ngành dân số các cấp, nhất là ở cấp cơ sở nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện tốt đường lối và chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta đặt ra. (Bích Ngọc)

3.2. Nhóm giải pháp về giáo dục. ()

- Tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Mặc dù nước ta đã đầu tư cho giáo dục chiếm khoảng 3,8% GDP6song vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Chúng ta cần phấn đấu đầu tư khoảng 5% GDP. Đặc biệt tăng đầu tư cho giáo dục cơ bản.

- Tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và từng bước tiến tới giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. (Lâm)

- Tạo mọi điều kiện và cơ hội để phụ nữ và trẻ em tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục. Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ và trẻ em gái, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc và miền núi. (Lâm)

-Từng bước đưa chương trình giáo dục dân số và giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục phổ thông có tính đến yếu tố độ tuổi sao cho phù hợp. (Minh Trang) - Cần có sự phân công và hợp tác giữa hai ngành dân số và giáo dục từ cấp trung ương cho đến các địa phương trong việc thực hiện các chương trình dân số và giáo dục. Đồng thời có sự kiểm tra chặt chẽ đối với việc thực hiện các công việc của mỗi ngành để đảm bảo thực hiện tốt công việc cũng như kế hoạch đặt ra. (Minh Trang)

3.3. Nhóm giải pháp chung. (Tuấn Anh)

- Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển hệ thống giáo dục.

Do cơ cấu dân số biến động mạnh theo xu hướng giảm dần tỷ lệ và số dân trong tuổi đi học. Chẳng hạn, theo Dự báo của TCTK,dânsố từ 5 đến 9 tuổi sẽ sẽ tăng từ 6.711 ngàn năm 2009 lên 7.598 ngàn năm 2021, sau đó giảm xuống 6.917 ngàn năm 2031. Tương tự, dân số tuổi 10 -14 giảm từ 7.298 ngàn năm 2009 xuống còn 6693 ngàn năm 2014, sau đó lại tăng lên 7.083 ngàn năm 2020.. Dân số 15-19 tuổi sẽ giảm liên tục từ 8.964 ngàn năm 2009, xuống còn 6.669 ngàn năm 2019, sau đó lại tăng liên tục đến 7.465 ngàn năm 2029. Những biến động này cần phải phản ảnh vào kế hoạch đào tạo giáo viên, xây dựng trường lớp và đầu tư cho ngành giáo dục.

Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dân số

Theo Tổng điều tra Dân số năm 2009, mặc dù tỷ lệ bi ết chữ của dân số từ 5 tuổi trở lên cao, tới 93,5% nhưng có tới 27,3% dân số (20 -24) tuổi mới có trình độ tốt nghiệp ti ểu học trở xuống. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi (30 -34) lên đến 45,1%! Tỷ lệ

dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, từ sơ cấp trở lên chỉ có 13,6%. Điều này cho thấy, trình độ giáo dục còn thấp, ngay cả nhóm tuổi trẻ và đào tạo nghề chưa phát triển. Rõ ràng để nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, cần phát triển mạnh giáo dục và đào tạo .

- Thu hẹp sự khác biệt về giáo dục giữa các nhóm dân số

Kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy, giáo dục còn khác nhau đáng kể giữa thành thị và nô ng thôn, giữa các vùng, các dân tộc, giữa nam và nữ ở độ tuổi cao. Vì vậy, cần chú trọng phát triển giáo dục ở khu vực nông thôn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.

TÍNH CHỈ SỐ ĐÔ THỊ HÓA CỦA VIỆT NAM QUA CÁC CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ

Quy mô (nghìn 1979 1989 2009 TP/TX Nghìn dân TP/TX Nghìn dân TP/TX Nghìn dân 20-50 21 713 24 783 24 814 50-100 18 1276 18 1231 35 2619 100-200 11 1622 12 1501 17 2595 200-500 2 704 6 1672 9 2219 500-1000 1 898 1 938 4 2925 >1000 1 2701 1 2796 2 8062 Tổng 54 7914 61 8921 91 19234 Dân số năm 1979 là 52704 nghìn người

Dân số năm 1989 là 64413 nghìn người Dân số năm 2009 là 85789,573 nghìn người. CT tính chỉ số đô thị hóa:

Iu = *

Năm 1979 ta có Iu = * = 0,00278

Năm 1989 ta có Iu = * = 0,00227

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục (Trang 27 - 31)