Xây dựng các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường sắc thái ngôn ngữ của nội dung thông tin mang tính chất dự báo trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết (Trang 45)

CHƯƠNG 3 : NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Xây dựng các biến số nghiên cứu

Biến số trọng tâm trong bài nghiên cứu này là biến đại diện cho sắc thái ngôn ngữ của báo cáo thường niên, biến này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Feng Li (2010). Tác giả chia các câu trong báo cáo thường niên có tính chất dự báo thành 12 nhóm và những câu có tính dự báo tích cực được gán giá trị 1, có tính trung tính được gán là 0 và những câu có tính tiêu cực gán giá trị -1.

12 nhóm bao gồm:

Nhóm 1 Doanh thu

Khối lượng tiêu thụ (Sales) Doanh thu (revenues)

Điều kiện thị trường (market condition) Vị thế trên thị trường (market position) Nhu cầu khách hàng (consumer demand) Cạnh tranh (competition)

Việc định giá bán (pricing) Hợp đồng mới (new contract)

Nhóm 2 Chi Phí (cost)

expense

Dự phịng nợ khó địi (reserves for contingent liability) Suy giảm giá trị tài sản hữu hình (asset impairment) Suy giảm giá trị tài sản vơ hình (goodwill impairment)

Nhóm 3 Khả năng sinh lợi

Lợi nhuận (profit) Thu nhập (income)

Kết quả hoạt động (performance results) Tỷ suất sinh lợi (margin)

Nhóm 4 Hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động (operations) Sản xuất (productions) General business

Nhóm 5 Thanh khoản

Khả năng thanh toán lãi vay (interest coverage) Số dư tiền mặt (cash balance)

Tình hình vốn luân chuyển (vốn lưu động) (working capital condition)

Nhóm 6 Đầu tư

Đầu tư nói chung (general capital expenduture) Mua lại doanh nghiệp khác và sáp nhập (M&A) Bán lại phần vốn đầu tư ở công ty khác (divestiture)

Các hoạt động khơng cịn tiếp tục (discountied operations)

Nhóm 7 Tài trợ

Nợ (debt)

Vốn cổ phần (equity) Cổ tức (dividend)

Mua lại cổ phần (repurchase)

Nhóm 8 Pháp lý

Kiện tụng (lawsuit) có ảnh hưởng vật chất hoặc khơng

Nhóm 9 Nhân viên

Quan hệ nhân viên (employye relations) Giữ chân nhân viên (retention)

Tuyển mộ nhân viên (hiring)

Quan hệ cơng đồn người lao động (union ralations)

Nhóm 10 Các quy định (regulations)

Luật về môi trường (environtment) Thuế thu nhập (income tax)

Quan hệ với chính phủ (government ralation)

Nhóm 11 Phương pháp kế toán (accounting method)

Phương pháp kế toán (accounting method)

Các giả định ước tính kế tốn (accounting estimation assumptions) Kiểm tốn (auditing)

Nhóm 12 Khác

Các câu về pháp lý (legal statement) Các câu chuẩn (stvàard statement)

12 nhóm trên tiếp tục được gộp lại thành 3 nhóm lớn là nhóm PROFIT (nhóm 1 đến nhóm 4) được đại diện bởi biến số PROFIT_TONE, nhóm LIQUIDITY (nhóm 5 đến nhóm 7) được đại diện bởi biến số LIQUIDITY_TONE, nhóm OTHER (nhóm 8 đến nhóm 12) được đại diện bởi biến số OTHER_TONE. Gía trị trung bình của tồn bộ các câu trong báo cáo thường niên được đại diện bởi biến số TONE.

Ngoài ra, tác giả xem xét tỷ trọng về số lượng nội dung của từng nhóm PROFIT, nhóm LIQUIDITY và nhóm OTHER bằng các biến PROFIT_PCT, LIQUIDITY_PCT và OTHER_PCT.

Tiếp theo, tác giả xem xét mối tương quan về giá trị của từng nhóm đối với các biến số gồm:

Biến số Cách tính

EARN Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản dựa trên số liệu báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên

RET Tỷ suất sinh lời của giá cổ phiếu của công ty trong năm dựa trên diễn biến giá cổ phiếu (đã bao gồm cổ tức)

CFRATIO Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng nợ phải trả dựa trên số liệu báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên

ACC

Lợi nhuận sau thuế trừ đi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, sau đó chia cho tổng tài sản dựa trên số liệu báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên

Biến số Cách tính

MTB Giá trị vốn hóa thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu dựa trên số liệu báo cáo tài chính trong báo cáo thường niên RETVOL Mức độ biến động của tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trong năm

Như vậy, các giá trị đầu vào phải thu thập ban đầu bao gồm: Lợi nhuận sau thuế, Tổng tài sản, Dữ liệu giá đóng cửa lấy cuối tháng, Dịng tiền hoạt động (CFO), Tổng giá trị vốn hóa thị trường ngày cuối quý, Tổng nợ (Nợ phải trả).

Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy nguồn dữ liệu thứ cấp theo năm, từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016 với tổng cộng 150 quan sát. Nguồn dữ liệu và cách tính tốn các biến số được trình bày trong bảng sau:

Dữ liệu Nguồn dữ liệu

TONE Báo cáo thường niên của 30 công ty được chọn lấy từ trang web cafef.vn hoặc từ trang web của các công ty

Lợi nhuận sau thuế

Báo cáo thường niên các công ty niêm yết lấy từ trang web cafef.vn hoặc từ trang web của các công ty

Tổng tài sản Báo cáo thường niên các công ty niêm yết lấy từ trang web cafef.vn hoặc từ trang web của các công ty

Dữ liệu giá đóng

cửa lấy cuối tháng Trang web: stockbiz.vn Dòng tiền hoạt

động (CFO)

Báo cáo thường niên các công ty niêm yết lấy từ trang web cafef.vn hoặc từ trang web của các công ty

Tổng giá trị vốn hóa thị trường ngày cuối quý

Tổng nợ (Nợ phải trả)

Báo cáo thường niên các công ty niêm yết lấy từ trang web cafef.vn hoặc từ trang web của các công ty

Riêng với biến TONE, tác giả chọn ra những câu có tính chất dự báo trong báo cáo thường niên, sau đó gán giá trị cho mỗi nội dung trong câu tùy theo sắc thái, cụ thể là 1 nếu nội dung có tính dự báo tích cực, là 0 nếu dự báo trung tính và là -1 nếu dự báo tiêu cực. Do mỗi câu có thể chứa nhiều nội dung khác nhau nên số lượng nội dung có thể lớn hơn số lượng câu. Feng Li (2010) sử dụng phương phỏp Naăve Bayesian machine learning algorithm” để đánh giá sắc thái nội dung. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả tự đánh giá dựa vào quan điểm cá nhân.

Tiếp theo, tác giả chia các nội dung này vào 3 nhóm tuỳ theo nội dung của câu gồm nhóm PROFIT (nhóm 1 đến nhóm 4) được đại diện bởi biến số PROFIT_TONE, nhóm LIQUIDITY (nhóm 5 đến nhóm 7) được đại diện bởi biến số LIQUIDITY_TONE, nhóm OTHER (nhóm 8 đến nhóm 12) được đại diện bởi biến số OTHER_TONE. Giá trị TONE của một báo cáo thường niên là giá trị trung bình của tất cả các câu có tính chất dự báo.

3.2. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu nghiên cứu theo các mục tiêu nghiên cứu (ở chương 1) tương ứng với các bước như sau như sau:

3.3.1. Phân tích mối quan hệ đơn biến

Sử dụng ma trận tương quan (tương quan Pearson) để phân tích mối quan hệ đơn biến giữa các nội dung dự báo thông tin trên các báo cáo thường niên và đặc điểm của các cơng ty trong mẫu dữ liệu.

3.3.2. Phân tích mối quan hệ đa biến

Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất thơng thường (OLS) để phân tích mối quan hệ giữa các nội dung dự báo thông tin trên các báo cáo thường niên và đặc điểm của các cơng ty trong mẫu dữ liệu. Phương trình hồi quy được đề

Phương trình xem xét các yếu tố trong báo cáo thường niên dự báo giá trị của TONE (theo Feng Li, 2010):

𝑇𝑂𝑁𝐸 = 𝛽0+ 𝛽1. 𝐸𝐴𝑅𝑁 + 𝛽2. 𝑅𝐸𝑇 + 𝛽3. 𝐴𝐶𝐶 + 𝛽4. 𝑆𝐼𝑍𝐸 + 𝛽5. 𝑀𝑇𝐵 + 𝛽6. 𝑅𝐸𝑇𝑉𝑂𝐿

Phương trình dự báo thu nhập trong tương lai:

𝐸𝐴𝑅𝑁𝑡+1 = 𝛽0+ 𝛽1. 𝑇𝑂𝑁𝐸𝑡 + 𝛽2. 𝐸𝐴𝑅𝑁𝑡 + 𝛽3. 𝑅𝐸𝑇𝑡+ 𝛽4. 𝐴𝐶𝐶𝑡 + 𝛽5. 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑡 + 𝛽6. 𝑀𝑇𝐵𝑡 + 𝛽7. 𝑅𝐸𝑇𝑉𝑂𝐿𝑡

Phương trình dự báo dịng tiền hoạt động trong tương lai:

𝐶𝐹𝑅𝐴𝑇𝐼𝑂𝑡+1 = 𝛽0+ 𝛽1. 𝑇𝑂𝑁𝐸𝑡 + 𝛽2. 𝐸𝐴𝑅𝑁𝑡+ 𝛽3. 𝑅𝐸𝑇𝑡+ 𝛽4. 𝐴𝐶𝐶𝑡 + 𝛽5. 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑡 + 𝛽6. 𝑀𝑇𝐵𝑡 + 𝛽7. 𝑅𝐸𝑇𝑉𝑂𝐿𝑡

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích thống kê mơ tả 4.1. Phân tích thống kê mô tả

Đầu tiên, tác giả sẽ xem xét đặc điểm của các chuỗi dữ liệu trong bài nghiên cứu thơng qua phân tích thống kê mơ tả. Tác giả sẽ tập trung vào 5 chỉ tiêu: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát của dữ liệu.

Bảng 4.1.1 Kết quả thống kê mô tả

Tên biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát

TONE 0.49 1.00 (0.35) 0.28 150 PROFIT_TONE 0.41 1.00 (0.60) 0.34 150 LIQUIDITY_TONE 0.55 1.00 (1.00) 0.60 150 OTHER_TONE 0.79 1.00 (1.00) 0.38 150 PROFIT_PCT 0.63 1.00 0.28 0.13 150 LIQUIDITY_PCT 0.12 0.59 - 0.10 150 OTHER_PCT 0.26 0.67 - 0.13 150 EARN 0.03 0.13 (0.01) 0.02 150 RET 0.16 1.62 (0.64) 0.41 150 CFRATIO (0.76) 2.82 (182.31) 14.93 150 ACC 0.10 20.67 (0.23) 1.69 150 SIZE 14.24 18.99 9.74 2.05 150 MTB 0.21 5.80 (0.79) 0.86 150 RETVOL 0.15 0.48 0.03 0.08 150

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ phần mềm Eviews 9

Bảng 4.1.1 cho thấy kết quả thống kê mô tả của các biến số trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016 với một số đặc điểm như sau:

Trung bình biến TONE trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.49 cho thấy các cơng ty có xu hướng dự báo tích cực trong tương lai. TONE cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt đạt giá trị 1 và -0.35. Độ lệch chuẩn của TONE là 0.28 cho thấy trung bình biến động của giá trị TONE so với giá trị trung bình là khoảng 0.28.

Trung bình biến PROFIT_TONE trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.41, gần bằng với trung bình biến TONE. PROFIT_TONE cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt đạt giá trị 1 và -0.6. Biến động so với giá trị trung bình của PROFIT_TONE là khoảng 0.34.

Trung bình biến LIQUIDITY_TONE trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.55, cao hơn trung bình biến TONE và PROFIT_TONE. LIQUIDITY_TONE cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt đạt giá trị 1 và -1. Biến động so với giá trị trung bình của LIQUIDITY_TONE là khoảng 0.6, mức biến động cao hơn hẳn so với PROFIT_TONE và OTHER_TONE.

Trung bình biến OTHER_TONE trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.79 cho thấy các cơng ty có xu hướng dự báo rất tích cực trong tương lai về các vấn đề liên quan đến pháp lý, kiện tụng, các quy định, phương pháp kế tốn... Điều này được giải thích do các cơng ty ít khi bàn về các vấn đề này trong báo cáo thường niên và nếu có đề cập cũng mang tính tích cực. OTHER_TONE cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt đạt giá trị 1 và -1. Độ lệch chuẩn của OTHER_TONE là 0.38 cho thấy trung bình biến động của giá trị giá dầu so với giá trị trung bình là khoảng 0.38.

Trung bình biến PROFIT_PCT trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.63, cao hơn hẳn biến LIQUIDITY_PCT và OTHER_PCT cho thấy các cơng ty Việt Nam có xu hướng đề cập nhiều hơn đến doanh thu, chi phí, khả năng sinh lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này do đa số các nhà đầu tư khi phân tích cơng ty cũng tập trung chủ

yếu vào các thông tin này. PROFIT_PCT cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt đạt giá trị 1 và 0.28. Biến động so với giá trị trung bình của PROFIT_PCT là khoảng 0.13.

Trung bình biến LIQUIDITY_PCT trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.12, thấp hơn hẳn biến PROFIT_PCT và OTHER_PCT cho thấy các cơng ty Việt Nam ít hay hạn chế đề cập về tính thanh khoản, đầu tư, tài trợ. Điều này do các cơng ty được lấy ít hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nên các thông tin về các vấn đề trên không nhiều. LIQUIDITY_PCT cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt đạt giá trị 0.59 và 0. Biến động so với giá trị trung bình của LIQUIDITY_PCT là khoảng 0.1.

Bình quân OTHER_PCT trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.26. Giá trị OTHER_PCT cao nhất trong một năm là khoảng 0.67, trong khi giá trị thấp nhất là 0. Biến động so với giá trị trung bình của OTHER_PCT là khoảng 0.13.

Trung bình EARN (lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản) trong giai đoạn nghiên cứu là khoảng 0.03, tức ROA bình qn của các cơng ty lấy mẫu là 3%. Giá trị EARN cao nhất trong một năm là khoảng 0.13, trong khi giá trị thấp nhất là -0.01. Biến động so với giá trị trung bình của EARN là khoảng 0.02.

Trung bình giá trị RET (tỷ suất sinh lời của giá cổ phiếu trong năm) trong giai đoạn nghiên cứu là 0.16. Giá trị RET cao nhất trong 1 năm là khoảng 1.62, trong khi giá trị thấp nhất trong 1 năm là -0.64. Bình quân những biến động trong giá trị RET so với giá trị trung bình hàng năm là khoảng 0.41.

Chỉ số CFRATIO (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng nợ phải trả) trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu là -0.76. Chỉ số CFRATIO cao nhất và thấp nhất trong 1 năm là khoảng 2.82 và -182.31. Bình quân sai lệch trong chỉ số CFRATIO là 14.93 so với giá trị trung bình.

Trung bình giá trị ACC (lợi nhuận sau thuế trừ đi dịng tiền từ hoạt động kinh doanh, sau đó chia cho tổng tài sản) là khoảng 0.1. Giá trị ACC cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt là khoảng 20.67 và -0.23. Bình quân những biến động trong giá trị ACC so với giá trị trung bình là khoảng 1.69.

SIZE (logarithm của tổng giá trị vốn hóa thị trường ngày cuối năm) trung bình của các cơng ty trong giai đoạn nghiên cứu là 14.24. SIZE cao nhất trong 1 năm là khoảng 18.99, trong khi SIZE thấp nhất là khoảng 9.74. Sai lệch trung bình của SIZE so với giá trị trung bình là 2.05.

Trung bình giá trị của MTB (giá trị vốn hóa thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu) là khoảng 0.21. Giá trị MTB cao nhất và thấp nhất trong 1 năm lần lượt là khoảng 5.8 và -0.79. Bình quân biến động MTB so với giá trị trung bình là khoảng 0.86. Giá trị RETVOL (mức độ biến động của tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trong năm) trung bình hàng năm là 0.15. Giá trị cao nhất và thấp nhất của RETVOL trong 1 năm lần lượt là 0.48 và 0.03. Biến động so với giá trị trung bình của RETVOL là 0.08.

Bảng 4.1.2 Tỷ trọng các nhóm TONE

NHĨM TONE PROFIT_PCT LIQUIDITY_PCT OTHER_PCT

2012 59.10% 14.86% 26.03% 2013 63.60% 12.81% 23.58% 2014 63.59% 9.56% 26.85% 2015 64.03% 10.95% 25.01% 2016 62.47% 11.19% 26.34% TỶ TRỌNG CHUNG 62.56% 11.87% 25.57%

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu thống kê

Bảng 4.1.2 cho thấy các công ty ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng tập trung nhất vào nhóm PROFIT, gồm các câu có nội dung dự báo về doanh thu, chi phí, khả năng sinh lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh và tỷ trọng nhóm này ổn định qua các năm (giao động 59-64% và trung bình chiếm 62.56%).

Trong khi đó, nhóm LIQUIDITY có tỷ trọng thấp nhất. Đây là nhóm gồm các câu có nội dung dự báo về thanh khoản, đầu tư, tài trợ. Nhóm này cũng có tỷ trọng thay đổi nhiều hơn và trung bình chiếm 11.87%.

Nhóm cịn lại là OTHER (gồm các câu có nội dung dự báo về pháp lý, nhân viên, các quy định về mơi trường, thuế, quan hệ với chính phủ, phương pháp kế tốn,…) chiếm tỷ trọng trung bình 25.57% và cũng có xu hướng ổn định, giao động 23.6-26.9%.

Bảng 4.1.3 Trung bình các nhóm TONE qua các năm

NĂM TONE PROFIT_TONE LIQUIDITY_TONE OTHER_TONE

2012 0.42 0.32 0.35 0.76

2013 0.46 0.36 0.55 0.82

2014 0.48 0.43 0.46 0.77

2015 0.46 0.39 0.63 0.80

2016 0.61 0.54 0.76 0.80

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ dữ liệu thống kê

Bảng 4.1.2 cho thấy biến TONE có xu hướng ổn định qua các năm 2012 – 2015 và tăng mạnh trong năm 2016. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu phục hồi từ năm 2016. Biến PROFIT_TONE cũng có xướng tăng qua các năm 2012 – 2015 và tăng mạnh trong năm 2016. Biến LIQUIDITY_TONE thì thể hiện sự tăng rõ nét cả giai đoạn 2012 – 2016. Cuối cùng, biến OTHER_TONE duy trì giá trị cao trong suốt giai đoạn 2012 – 2016.

4.2. Tương quan Pearson – mối quan hệ đơn biến giữa các biến số

Tiếp theo, tác giả sẽ xem xét về mối quan hệ quan đơn biến giữa các biến với sản lượng trong mẫu dữ liệu thông qua ma trận tương quan (tương quan Pearson)

Correlation

Probability TONE PROFIT_TONE LIQUIDITY_TONE OTHER_TONE EARN RET CFRATIO ACC SIZE MTB RETVOL

TONE 1.000000 ----- PROFIT_TONE 0.822204 1.000000 0.0000 ----- LIQUIDITY_TONE 0.485350 0.228258 1.000000 0.0000 0.0050 ----- OTHER_TONE 0.474623 0.286622 0.359018 1.000000 0.0000 0.0004 0.0000 ----- EARN 0.545819 0.438715 0.160983 0.008309 1.000000 0.0000 0.0000 0.0491 0.9196 ----- RET 0.126807 0.035333 0.064253 0.093787 0.193161 1.000000 0.1220 0.6677 0.4347 0.2536 0.0179 ----- CFRATIO 0.019316 0.030126 -0.055264 0.172055 0.043456 -0.092777 1.000000 0.8145 0.7144 0.5018 0.0353 0.5975 0.2588 -----

SIZE 0.296515 0.304214 0.283465 0.126810 0.201042 -0.074218 0.114091 -0.104231 1.000000 0.0002 0.0002 0.0004 0.1220 0.0136 0.3667 0.1645 0.2043 -----

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường sắc thái ngôn ngữ của nội dung thông tin mang tính chất dự báo trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)