2.1. Nâng cao năng lực của các tổt chức nhà nước, tổt chức phi chính phủ phủ
Hiện nay việc dự báo, nắm bắt thông tin thi trường, nghiên cứu, phân tích thi trường của các cơ quan nhà nước, các tổt chức phi chính phủ (Phòng thương mại và công nghiệp Việt NamP, các tổ chức hiệp hội ngành nghề,… ) còn rất hạn chế nhất là các thi trường khó tính như Mỹ, Nhật, Tây Âu… việc thu thập được các thông tin về họ là rất cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thi trường này. Một trong những biểu hiện yếu kém trong việc thu thập thông tin về các thị trường nước ngoài dẫn đến thua thiệt cho các daonh nghiệp Việt Nam đó là các vụ kiện cá Basa, tôm…
Việc thu thập thông tin đối với các thi trường trong nước cũng cần phải được chú ý bởi Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một trong những thi trường hấp dẫn hàng đầu trên thế giới.
2.2. Thành lập tổ chức nghiên cứu và xúc tiến mậu dịch
Các tổt chức này có nhiệm vụ nghiên cứu sâu về các khu vực thi trường, phục vụ việc hoạch định chính sách phù hợp với từng khu vực thi trường quốc
tế; tiến hành tim kiếm phát triển, tổ chức và định hướng thi trường cho các doanh nghiễp xuất khẩu thông qua việc giới thiệu, thúc đẩy buôn bán, tiếp thị.
2.3. Lập quỹ bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp
Các thị trường đều có sự rủi ro ở mức độ nhất định. Những rủi ro này đều có thể ảnh hưởng đén các công ty. Có những doanh nghiệp đã điêu đứng trước những rủi ro cuă thi trường điển hing là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ hải sản sang các thi trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu… Quy này được hình thành từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp và hỗ trợ ban đầu của ngân sách nhà nước. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia đối với đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng là dịch vụ nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng được cho các doanh nghiệp, tạo thêm nguồn để nâng cao tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp là có vốn để thay đổi máy móc thiết bị lac hậu, đổi mới công nghệ.
2.5 Hỗ trợ một số loại dịch vụ quan trọng
Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp quan trọng là cần thiết nhưng vẫn phảI đảm bảo việc nâng cao chất lượng phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp công nghiệp theo hướng mở cửa dần cho các tổ chức nước ngoài tham gia liên doanh để cung cấp một số loại dịch vụ nhất định. Mặt khác khuyến khích các tổ chức dịch vụ tiến hành hợp tác, liên doanh liên kết như kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn dịch vụ đới với doanh nghiệp.
Kết luận
Trong những năm gần đây, khu vực dịch vụ, đặc biệt là khu vực dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp đã có sự phát triển nhanh cả về nhu cầu của các doanh nghiệp, về số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ, cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Nhờ đó nhịp độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt mức cao hơn nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và đạt tốc độ kha cao. Từ chỗ hầu như chỉ có số lượng ít ỏi các doanh nghiệp truyền thống, đến nay đã hình thành một hệ thống các loại dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và hỗ trợ xuất nhập khẩu. Trước đây, các doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh các dịch vụ sản xuất công nghiệp và hỗ trợ xuất nhập khẩu, nhưng đến nay đã có sự tham gia của các thanh phần kinh té trong lĩnh vực này.
Chính phủ cũng đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan, cùng với việc phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ, những quy định này đã tao ra cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Nước tai vừa chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Cả nước đang đứng trước những thách thư và cơ hội rất lớn. điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phảI có nhưng bước đi đúng đắn để có thể nắm lấy cơ hội và đối mặt với thủ thách. Trong hoàn cảnh đó các doanh nghiệp dịch vụ phục vụ công nghiệp càng phải có những hương đi đúng đắn để có thể đứng vững trước làn sang các doanh nghiệp quốc tế.