2. Lịch sử nghiên cứu
1.4. Các loại hình hoạt động
Sơn Hồng Đức (2004) cho rằng mục đích của khách khi đi DLCTdu lịch cuối tuần là “ đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hàng ngày”. [tr.11] Thực tế, mục đích cơ bản của các chuyến DLCTdu lịch cuối tuần là nhằm giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức
khỏe. Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, miễn sao thoát khỏi cái nhàm chán hàng ngày là được. Vì thế mà các thể loại hoạt động của DLCT du lịch cuối tuần cũng rất đa dạng:
- Hoạt động tham quan: mục đích của hoạt động tham quan là nhằm tiếp
cận gần hơn với thiên nhiên và văn hóa tại điểm đến, từ đó tạo ra được những khoảng thời gian thư giãn hợp lý vừa giúp giải tỏa bớt căng thẳng, vừa nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng để tham quan trong hoạt động DLCT du lịch cuối tuần không quá cầu kỳ như các hoạt động du lịch khác. Đó có thể chỉ là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, thanh bình, có sự gắn kết với các công trình nhân văn mang đặc trưng văn hóa địa phương như các ngôi đình, chùa, các khu vườn, làng nghề… hoặc cũng có thể là những nơi có phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục như các khu rừng nguyên sinh, thác nước, hang động…
Tuy nhiên, thể loại hoạt động tham quan trong DLCT du lịch cuối tuần cũng cần phải đáp ứng mục đích thư giãn và phục hồi sức khỏe. Vì thế, mức độ của tham quan, ngắm cảnh cũng phải đảm bảo yêu cầu không làm hao tổn nhiều sức lực và chi phí.
- Hoạt động nghỉ dưỡng: đây là một trong những thể loại hoạt động được
lựa chọn khá nhiều trong các chuyến DLCTdu lịch cuối tuần. Hoạt động nghỉ dưỡng có thể được thực hiện ngoài trời tại các bãi biển, suối nước khoáng, khu nghỉ ngơi ngoài trời… hoặc cũng thể thực hiên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng cho khách như các khu nghỉ dưỡng trong nhà, các khu spa, vật lí trị liệu…Tham gia vào các thể loại hoạt động này, khách du lịch mong muốn được nghỉ ngơi hoàn toàn và được chăm sóc, phục hồi sức khỏe sau mỗi tuần làm việc căng thẳng.
- Hoạt động thể thao: mục đích của hoạt động thể thao trong DLCT du
giải tỏa tinh thần. Các loại hình thể thao được tổ chức vào những dịp cuối tuần thường mang tính vận động nhẹ như luyện tập yoga, bơi thuyền, câu cá, lướt ván, leo núi ngắn, bơi lặn, các trò chơi trên biển…
- Tham gia các sinh hoạt văn hóa xã hội địa phương: hoạt động này hiện
nay đang là một trong những xu thế phát triển của du lịch hiện đại. Việc những người sống ở thành phố, trung tâm công nghiệp về nông thôn và trở thành những nông dân thực thụ vào mỗi dịp cuối tuần đang là trào lưu rất phổ biến. Bên cạnh việc quan sát và thẩm nhận các giá trị văn hóa địa phương, khách du lịch còn trực tiếp tham gia vào đời sống vật chất và tinh thần giống như những người dân bản địa. Họ cùng sống trong những nhà dân, cày ruộng, đánh bắt cá, nấu ăn, sản xuất hàng thủ công, tham dự lễ hội…
- Hoạt động mua sắm: cũng giống như các loại hình du lịch khác, hoạt
động mua sắm tuy không phải là hoạt động đặc thù của DLCTdu lịch cuối tuần nhưng cũng là một trong những hoạt động được khách ưa thích. Đa số khách được hỏi đều tỏ ý muốn được tham gia vào việc mua sắm các sản phẩm địa phương. Đặc biệt, các sản phẩm ăn uống (là đặc sản địa phương) được du khách quan tâm nhiều nhất.
1.5. Vai trò và chức năng của du lịch cuối tuần
Chức năng kinh tế
Cũng như các loại hình du lịch khác, DLCT du lịch cuối tuần có vai trò, chức năng quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của điểm đón khách.
Trước hết, hoạt động du lịch cuối tuần biểu hiện lợi ích kinh tế bằng việc đóng góp những khoản thu trực tiếp từ việc du khách tới nghỉ tại địa phương vào mỗi dịp cuối tuần. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là những nước công nghiệp hiện đại) thì chi phí cho các chuyến đi DLCTdu lịch cuối tuần của người dân trong một năm thường lớn hơn gấp hàng chục lần so với chi phí cho những chuyến đi du lịch dài ngài [Nguyễn Thị Hải (2002),
tr.17)]. Hơn nữa, hoạt động du lịch cuối tuần lại diễn ra trong suốt cả năm. Vì thế, nó sẽ giúp cho ngành du lịch địa phương khắc phục được tính mùa vụ, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở dịch vụ, cải thiện được tình trạng thừa lao động trái vụ và thiếu lao động chính vụ.
Chức năng kinh tế của hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần còn biểu hiện ở khả năng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh. Khi điểm DLCT du lịch cuối tuần phát triển, lượng khách tăng lên thì nhu cầu về dịch vụ hàng hóa tất yếu cũng tăng theo. Việc gia tăng nhu cầu như vậy sẽ kích thích sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh như chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, thương mại…
Hơn thế nữa, tính đặc thù về thời gian và mục đích đi du lịch của khách đòi hỏi địa phương muốn phát triển trở thành điểm đón khách du lịch cuối tuần phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông và thông tin liên lạc). Điều này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, và giúp cho ngành kinh tế địa phương phát triển đồng bộ, vững chắc.
Chức năng xã hội
Chức năng xã hội của DLCTdu lịch cuối tuần trước hết thể hiện ở việc tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân tại điểm đón khách. Như vậy, DLCT du lịch cuối tuần đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết nạn thấp nghiệp tại địa phương. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh xã hội. Bởi lẽ, người lao động nhờ tham gia vào phục vụ DLCTdu lịch cuối tuần này tại địa phương mình đã không còn phải dến những thành phố lớn, những khu công nghiệp… để tìm kiếm việc làm tạm thời. Dân số địa phương sẽ ít biến động, chính quyền quản lí dễ dàng hơn, và vì thế tình hình an ninh xã hội cũng sẽ ổn định hơn rất nhiều.
Không chỉ có thể, việc phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần còn giúp mở rộng không gian văn hóa của cộng đồng địa phương. DLCT u lịch
cuối tuần tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương được tiếp xúc, giao lưu với nhiều đối tượng khách khác nhau. Thông qua các cuộc tiếp xúc này, cộng đồng địa phương sẽ có thể làm phong phú thêm vốn văn hóa, thẩm mỹ và những kỹ năng sống của mình. Bên cạnh đó, để có thể phục vụ khách du lịch, người lao động địa phương phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ, nghiệp vụ… và phải tự làm giàu thêm kiến thức của mình. Điều này, giúp cho vốn sống, vốn văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa phương được mở rộng.
Chức năng sinh thái
DLCT u lịch còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh thái. DLCT u lịch cuối tuần của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy, muốn phát triển các điểm DLCT du lịch cuối tuần cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường tự nhiên. Để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, cần dành lại những lãnh thổ có thiên nhiên còn ít bị biến đổi ở những vùng ngoại vi thành phố và tiến hành các biện pháp cải tạo. Chẳng hạn như cải tạo và trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các lưu vực nước, xây dựng các công viên… Tất cả những việc đó đều góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên một môi trường sinh thái lâu bền cho sự sống.
Do những nhu cầu về DLCT du lịch cuối tuần mà ở nhiều thành phố đã hình thành những dải rừng hành lang bao quanh, những mạng lưới các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng phụ cận. Như vậy là tuy trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa mãnh liệt nhưng vẫn tạo được những điều kiện tối ưu hóa mối tác động tương hỗ luôn biến động giữa con người và môi trường tự nhiên [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.15].
Chương 1 đã tiến hành giải quyết đối tượng nghiên cứu đầu tiên (cơ sở lý luận về về phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần) của đề tài. Đây chính là phần lý thuyết cơ sở cho các nghiên cứu thực tiễn được triển khai trong các chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 1 cũng đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất đó là: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần của một điểm đón khách.
Chương 1 đã nêu được khái niệm DLCTdu lịch cuối tuần: DLCT là loại hình du lịch tổ chức và kinh doanh các dịch vụ tại một số điểm du lịch có khoảng cách gần với những thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần.
DLCTu lịch cuối tuần có những đặc trưng riêng (khác với hoạt động du lịch khác) về thời gian và tính nhịp điệu, về khoảng cách giữa điểm cấp khách và điểm đón khách, về mục đích và thể loại hoạt động. DLCTu lịch cuối tuần cũng có các chức năng quan trọng về kinh tế, về xã hội và về sinh thái đối với cả điểm cấp khách và điểm đón khách.
Một địa phương muốn trở thành điểm đón khách DLCT du lịch cuối tuần
phải được thể hiện ở cả ba yếu tố của có các điều kiện cung DLCT du lịch cuối tuần (điểm đón khách) và điều kiện cầu DLCT du lịch cuối tuần (điểm cấp khách), tuyến chuyển tiếp.
CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở SƠN TÂY
2.1. Khái quát về du lịch Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây có TNDL phong phú, CSHT, CSVCKT du lịch được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Sơn Tây phát triển du lịch (đặc biệt là DLCT).
Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 21độ vĩ bắc và 105 độ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông đường thuỷ, đường bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413…. Dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh được hoàn thành trong tương lai sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ của Thị xã. [Đề án phát triển thương mại – du lịch – dịch vụ trên địa bàn Sơn Tây]
Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn
người (trong đó lực lượng vũ trang; sinh viên, học sinh các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp là 5 vạn người),được chia làm 15 đơn vị hành chính
gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội trên địa bàn.
Sơn Tây là thủ phủ của tỉnh Sơn Tây (bao gồm 06 huyện: Quốc Oai, Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Bất Bạt) với diện tích 150 mẫu bắc bộ và số dân là 6.116 người. Tháng 6/1965, thực hiện Quyết định của Chính phủ, Sơn Tây cùng với các huyện của tỉnh Sơn Tây sát nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây.
Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Indent: First line: 0.29"
Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Indent: First line: 0.38"
Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman Formatted: Font: Times New Roman
Năm 1979, thực hiện Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, Sơn Tây cùng một số huyện của tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội. Tháng 10 năm 1991, Sơn Tây được tách và chuyển về trực thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 13/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 655/QĐ- BXD công nhận Sơn Tây là đô thị loại III.
Đặc biệt, ngày 02/8/2007, Chính phủ đã có Nghị định số 130/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Thành phố Sơn Tây trở về với Thủ đô Hà Nội.
Theo quy hoạch, Sơn Tây là đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, là đô thị văn hoá lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là khu bảo tồn Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, phát triển trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế; các đô thị mới và cụm trường Đại học. Là Đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, được gắn kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông quốc lộ 32 và đường Đại lộ Thăng Long. Đây là một cơ hội lớn để Sơn Tây thu hút vốn đầu tư phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.
Sơn Tây có nhiều di tích văn hoá lịch sử, thắng cảnh có khả năng thu hút khách du lịch như: Thành cổ, Đền Và, Làng Việt cổ ở Đường Lâm, đình Phùng Hưng, đền và Lăng Ngô Quyền, chùa Mía, hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh ... Bên cạnh đó còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh của huyện Ba Vì đã tạo nên một chuỗi du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó có làng nghề bánh tẻ Phú Nhi, thêu ren Ngọc Kiên với nhiều sản phẩm thủ công truyền thống được Thành phố công nhận, trong đó sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi đã được cấp thương hiệu; nhiều món ăn đặc sản lâu đời của vùng bán sơn địa cũng tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, thị xã có chợ Nghệ
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France)
Formatted: Font: Times New Roman, French (France) Formatted ... [107] Formatted ... [108] Formatted ... [109] Formatted ... [110] Formatted ... [111] Formatted ... [112] Formatted ... [113] Formatted ... [114] Formatted ... [115] Formatted ... [116] Formatted ... [117] Formatted ... [118] Formatted ... [119] Formatted ... [120] Formatted ... [121] Formatted ... [122]
là chợ hạng 1 (đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân thị xã và cả khu vực phía
Tây Hà Nội) và bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, bệnh viện quân y 105 là địa chỉ tin cậy
trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
Cùng với những tiềm năng sẵn có, trong những năm qua, Sơn Tây đã tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, thị xã đã dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, là nơi du lịch, dịch vụ, nghỉ dướng của Thủ đô Hà Nội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện;