Kết luận chương 3.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật sử dụng phương pháp mạng noron nhân tạo để tối ưu hóa chế độ cắt, ứng dụng để tiện thép 9XC sử dụng mảnh dao PCBN (Trang 29 - 31)

Quá trình tối ưu hóa khi tiện thép 9XC qua tôi bằng dao PCBN đã xác định được chế độ cắt phù hợp với từng mục tiêu chất lượng Ra hay tuổi thọ dụng cụ thông qua diện tích gia công Sc, và đã tìm được ra chế độ cắt tối ưu khi tối ưu hóa đa mục là chi phí (Cp), Thời gian sản suất (Tp) và chất lượng sản phẩm Ra.

Cụ thể bài toán đã tìm được giá trị điều kiện cắt tối ưu cho bài toán đơn mục tiêu: - Mục tiêu là chất lượng bề mặt thì giá trị hàm mục tiêu tốt nhất: Ramin = 0.3935µm ứng với vận tốc cắt v=100(m/phút), lượng chạy dao f = 0.07mm/vòng, và chiều sâu cắt t = 0.15mm

- Mục tiêu là diện tích gia công thì giá trị hàm mục tiêu tốt nhất: Scmax = 12201,00 cm2 ứng với vận tốc cắt v=100(m/phút), lượng chạy dao f = 0.15mm/vòng, và chiều sâu cắt t = 0.09mm

Với bài toán đa mục tiêu thì giá trị hàm mục tiêu tốt nhất là:

Ra = 0.509 µm,Tp = 0.233phút, Cp = 2808 VNĐ ứng với v = 170m/phút, f = 0.148 mm/vòng, t = 0.12mm

Các hàm mục tiêu được sử dụng trong quá trình tối ưu được xây dựng bằng phương pháp mạng nơ ron nhân tạo. Sau khi xác định được các chế độ cắt tối ưu đơn mục tiêu, thì tác giả ứng mạng nơron nhân tạo để tìm ra thông số chế độ cắt tối ưu cho bài toán đa mục tiêu.

Việc giải bài toán tối ưu bằng mạng nơ ron nhân tạo cho kết quả có độ chính xác khá cao, thời gian áp dụng nhanh, và không cần phải chuyên sâu vào việc tìm những hàm toán học mô tả mối quan hệ giữa thông số vào và mục tiêu.

Tuy nhiên để có độ chính xác cao thi cần có số điểm thí nghiệm nhiều và phụ thuộc vào việc lựa chọn cấu trúc mạng nơ ron nhân tạo.

KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO1. Kết luận 1. Kết luận

Từ những nghiên cứu của luận văn có thể rút ra những kết luận sau:

- Ứng dụng ANN để tối ưu hóa khi tiện thép 9XC qua tôi bằng dao PCBN đã xác định được chế độ cắt phù hợp với từng mục tiêu chất lượng Ra hay tuổi thọ dụng cụ thông qua diện tích gia công Sc, và đã tìm được ra chế độ cắt tối ưu khi tối ưu hóa đa mục là chi phí (Cp =2808 vnđ ), Thời gian sản suất (Tp = 0.233 phút) và chất lượng sản phẩm (Ra = 0.509 µm) ứng với v = 170m/phút, f = 0.148 mm/vòng, t = 0.12mm.

- Việc giải bài toán tối ưu bằng mạng nơ ron nhân tạo cho kết quả có độ chính xác khá cao, thời gian áp dụng nhanh, và không cần phải chuyên sâu vào việc tìm những hàm toán học mô tả mối quan hệ giữa thông số vào và mục tiêu. Tuy nhiên để có độ chính xác cao thi cần có số điểm thí nghiệm nhiều và phụ thuộc vào việc lựa chọn cấu trúc mạng nơ ron nhân tạo.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật sử dụng phương pháp mạng noron nhân tạo để tối ưu hóa chế độ cắt, ứng dụng để tiện thép 9XC sử dụng mảnh dao PCBN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w