Nguyên tắc sử dụng PPDHTDA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục vận dụng đặc biệt lại rất phù hợp với nội dung giáo dục môi trường (Trang 25 - 26)

Các nguyên tắc DH là luận điểm cơ bản, có tính qui luật của lí luận DH, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích DH nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ DH đề ra. Căn cứ vào đặc điểm, bản chất của PPDHTDA, chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc giúp GV có thể áp dụng thành công PPDHTDA.

1.1.Nguyên tắc DH tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn với các chuẩn

DH theo dự án không bó hẹp trong phạm vi một bài học mà cần được mở rộng trong cả chủ đề, cả môn học thậm chí nhiều môn học,như thế mới phát huy hết hiệu quả thực sự mà PP này có thể mang lại. Mục tiêu của dự án không dừng lại ở việc giúp người học trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra. Điều quan trọng là các em học được cách làm việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu, đặc biệt là phát triển được các kĩ năng quan trọng của thế kỉ 21, đó là kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc hợp tác. Nắm được nguyên tắc này giúp cho GV không bị cứng nhắc trong việc xây dựng và tổ chức các dự án cho HS thực hiện. Giúp GV hiểu rằng một dự án tốt thì không chỉ giải quyết mục tiêu của bài học, môn học mà quan trọng là giúp cho người học có được PP làm việc và kĩ năng cần thiết.

1.2.Nguyên tắc DH đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động DH

PPDHTDA là một trong những PPDH hiện đại, phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học tập. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng “người học là trung tâm của mọi quá trình”. Điều này có nghĩa là người học phải được tham gia vào mọi quá trình của dự án, từ việc đưa ra ý tưởng về một dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm đến việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm đến việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của bản thân, của bạn... Trong quá trình người học thực hiện dự án, GV đóng vai trò là người cộng tác, hỗ trợ,... và không can thiệp quá nhiều đến việc quyết định sản phẩm của các em. Một dự án chỉ được thực hiện thành công khi các em hiểu rõ về nó, các em hứng thú tham gia vào thực hiện, các em được cộng tác, hợp tác trong quá trình thực hiện và các em được quyền quyết định về sản phẩm của mình.

1.3.Nguyên tắc DH đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn

Về cơ bản thì mọi quá trình DH đều phải đảm bảo nguyên tắc này. Song đối với PPDHTDA thì nguyên tắc này cần được hiểu rộng hơn đôi chút. Các dự án mà GV tổ chức để HS thực hiện phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm,...) để tự mình khám phá tri thức. Nhưng quan trọng hơn nó là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức các em học được vào thực tế đời sống. Những dự án này phải là cơ hội để các em tìm hiểu giải quyết những vấn đề mang tính XH, tính thời đại ngay tại địa phương các em đang sinh sống. Chính vì điều này mà tính thực tiễn trong DHTDA được phát triển thêm một mức.

1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, khoa học, thường xuyên trong quá trình đánh giá việc thực hiện dự án của HS trình đánh giá việc thực hiện dự án của HS

Mục đích đầu tiên của việc đánh giá dự án trong lớp học dựa trên dự án là thúc đẩy việc học và cải tiến việc dạy. Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Đánh giá liên tục và định kì là khâu cốt yếu của

DHTDA, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp HS thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Đánh giá trở thành một công cụ nhằm mục đích cho việc cải thiện hơn là kiểm tra việc nắm kiến thức một cách đơn thuần ở các em. Nhờ đánh giá định kì thông qua các hướng dẫn trong bài học, GV biết nhiều hơn về nhu cầu của các em cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp HS đạt kết quả tốt hơn.

Như vậy, một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo cho sự thành công của các dự án là tổ chức đánh giá thường xuyên và định kì. Nhưng dự án sẽ thành công hơn nếu việc đánh giá quá trình cũng như sản phẩm thực hiện dự án của các em được thực hiện bởi nhiều đối tượng: GV, các bạn trong lớp và chính bản thân các em, thậm chí các đối tượng khác như HS trong trường. Muốn vậy, GV cần xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ. Tất cả các tiêu chí đánh giá phải được cụ thể hóa thành từng mục xây dựng trong các phiếu phát tận tay HS và hướng dẫn sử dụng các phiếu này một cách rõ ràng. 1.5. Nguyên tắc đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá trình DH

Ngày nay, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì việc ứng dụng các công nghệ, kĩ thuật hiện đại vào trong quá trình DH là rất cần thiết. Đối với PPDHTDA thì việc ứng dụng các thành quả khoa học kĩ thuật này lại càng trở nên quan trọng, bởi lẽ, các dự án mà các GV tổ chức cho HS thực hiện mang tính liên ngành, đa ngành. Các em phải tìm hiểu, khảo sát, thực nghiệm ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Muốn vậy trong quá trình thực hiện HS phải cần đến sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật đặc biệt là máy tính và mạng internet. Nhờ các phương tiện này các em sẽ dễ dàng hơn trong việc trao đổi, tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin và thực hiện các thao tác tính toán.

Hơn nữa, PPDHTDA hướng tới mục tiêu rất quan trọng đó là hình thành và phát triển ở người học các kĩ năng của con người ở thế kỉ 21, vài trong số các kĩ năng này là kĩ năng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào đời sống, kĩ năng hợp tác, trao đổi, kĩ năng báo cáo, thuyết trình,... Muốn vậy, rõ ràng HS cần phải sử dụng đến các phương tiện kĩ thuật hiện đại như: máy tính kết nối internet, máy chiếu đa phương tiện, máy ghi âm, ghi hình,... Trên đây là 5 nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình vận dụng PPDHTDA vào quá trình DH nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục vận dụng đặc biệt lại rất phù hợp với nội dung giáo dục môi trường (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)