2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
2.1.6. Nhận diện vấn đề về quản trị vốn lưu động tại Công ty
Xác lập được vị trí cơng ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm ống và phụ tùng ống nhựa tại Việt Nam đã là một thành tựu to lớn của BMP trong nhiều năm qua, nhưng duy trì được điều đó là một thách thức không nhỏ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, BMP vẫn còn tồn tại những hạn chế đáng quan tâm. Nhận diện, đánh giá và xây dựng giải pháp quản trị để giải quyết chúng một cách hiệu quả sẽ ngày càng giúp BMP khẳng định một cách chắc chắn vị thế dẫn đầu trong ngành và trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Dong và Su (2010) nhận định rằng có mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc quản trị vốn lưu động và lợi nhuận công ty. Cụ thể hơn đó chính là quản trị các khoản phải thu, hàng tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền tệ và các khoản phải trả ngắn hạn. BMP là đơn vị ln duy trì nguồn vốn lưu động dồi dào, chỉ xét riêng giai đoạn 9 năm gần đây (2008 – 2016), từ bảng 2.1 có thể thấy tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ lệ thanh tốn nhanh ln ở mức cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành và so với đại diện tiêu biểu trong ngành là Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Bảng 2.1: Tỷ lệ thanh toán BMP, NTP và ngành Bao bì – Nhựa giai đoạn 2008 - 2016
(Nguồn: cophieu68.vn)
Như đã nói, tỷ số này đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn là điều tốt tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị đóng đinh trong các khoản vốn lưu động. Bên cạnh đó, “ nỗi khổ” cung khơng đủ cầu của BMP trong nhiều năm liền cũng được ban quản trị nhận định là một bài tốn lớn. Thêm nữa, khoản nợ khó địi 35 tỷ của Nhựa Đức Thành năm 2013 cũng đặt ra dấu hỏi cho công tác quản lý công nợ của BMP. Hơn hết các vấn đề trên cần được quan tâm, đánh giá và hoạch định các phương sách phù hợp để giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và ngày càng củng cố vững chắc vị thế trên thị trường.