* Sơ đồ máy:
Hình 15. Sơ đồ cấu tạo máy đo hấp thụ nguyên tử
1. Nguồn phát tia bức xạ ánh sáng đơn sắc 2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu
4. Bộ phận khuếch đại và chỉ thị kết quả đo 5. Máy tính điều khiển
Để thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử cần thực hiện quá trình sau:
a) Chọn các điều kiện và một loại các trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu(rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự do, đó là quá trình nguyên tử hóa mẫu.Những trang thiết bị để thực hiện quá trình này được gọi là hệ thống nguyên tử hóa mẫu hay dụng cụ để nguyên tử hóa mẫu. đám hơi nguyên tử tự do chính là môi trường hấp thụ ánh sáng và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
b) Chiếu một chùm phát xạ của tai sáng đó cần phân tích đi qua đám hơi nguyên tử tự do.Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định trong đám hơi sẽ hấp thụ chọn lọc những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp thụ của nó. Cường độ dòng sáng chiếu vào đám hơi là I0 và sau khi bị hấp thụ một phần bởi các nguyên tử tự do nên khi ra khỏi đám hơi cường độ là I(I<I0). Nguồn cung cấp chùm tia sáng phát xạ của nguyên tố cần phân tích gọi là nguồn phát bức xạ đơn sắc.
Nguồn phát bức xạ đơn sắc thỏa mãn các điều kiện sau:
- Nguồn phát bức xạ đơn sắc tạo ra phải là tia bức xạ nhạy đối với các nguyên tố cần phân tích. Chùm tia sáng phải có cường độ ổn định lặp lại trong các lần đo khác nhau trong cùng điều kiện và phải điều chỉnh để có cường độ cần thiết trong mỗi phép đo.
- Nguồn phát bức xạ đơn sắc phải tạo thành chum tia xạ thuần khiết
c) Ánh sáng sau khi đi qua bộ phận hấp thụ sẽ đi qua bộ phận phân li ánh sáng và chọn vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần phân tích để đo, hướng vào tế bào quang điện rồi phát tín hiệu hấp thụ. Tín hiệu này được khuếch đại lên rồi chuyển sang máy thu (hay máy ghi). Hệ thống máy ghi có thể là một điện kế hay một máy in.Với máy hiện đại còn có them một máy tính, máy này có nhiệm vụ xử lí kết quả và lập chương trình điều khiển tất cả các bộ phận khác của máy đo.