Định hƣớng phát triển du lịch của Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hướng bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long ninh bình (Trang 65 - 66)

6. Bố cục của đề tài khóa luận

3.1.Định hƣớng phát triển du lịch của Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn

2030.

Ngày 12/02, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị triển khai Đề án chiến lƣợc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo dự kiến, Đề án chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sẽ tập trung vào 8 nhóm vấn đề, đó là: Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về du lịch; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch; nâng cấp phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh và cơ sở vật chất phục vụ du lịch; chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và vệ sinh môi trƣờng; chuẩn hoá và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; phát triển thị trƣờng và quảng bá, xúc tiến du lịch; giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Ngành Du lịch phải nâng cao năng lực quản lý, chất lƣợng sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tích cực tuyên truyền, quảng bá, xây dựng nhiều tua, tuyến hấp dẫn, nâng cao năng lực lƣu trú. Phát triển du lịch phải gắn với phát triển các dịch vụ du lịch, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các địa phƣơng.

Để du lịch phát triển bền vững phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân; đồng thời các cấp, các ngành cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong việc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự, giáo dục ý thức cộng đồng về phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch.

53 Để khai thác và phát huy thế mạnh của du lịch, những năm qua, tỉnh đã ban hành Nghị quyết, quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, đồng thời có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, đầu tƣ cho du lịch.

1.Về thị trƣờng khách du lịch.

- Khai thác mạnh thị trƣờng khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị trƣờng các đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các tỉnh lân cận;

- Mở rộng thị trƣờng khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trƣờng truyền thống và thị trƣờng có khả năng chi trả cao nhƣ: Tây Âu, Đông Bắc Á - Thái Bình Dƣơng, Bắc Mỹ và ASEAN.

2. Về phát triển các sản phẩm du lịch:

- Phát triển đa dạng các sản phảm du lịch với các loại hình: thăm quan danh thắng và các di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, du lịch homestay, hội thảo, hội nghị, mua sắm, nghỉ cuối tuần…phù hợp với từng khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức không gian phát triển du lịch: - Quy hoạch thành 7 khu du lịch chính, gồm:

+ Khu Tam Cốc – Bích Động – Sinh thái Tràng An - Cố đô Hoa Lƣ; + Khu trung tâm thành phố Ninh Bình;

+ Khu Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chƣơng;

+ Khu du lịch suối nƣớc nóng Kênh Gà - động Vân Trình – Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long – Chùa Địch Lộng - động Hoa Lƣ. + Khu thị xã Tam Điệp – Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn;

+ Khu hồ Yên Thắng – Yên Đồng - Động Mã Tiên; + Khu Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng biển Kim Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hướng bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long ninh bình (Trang 65 - 66)