Cá sấu thuộc loài có sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh, nhất
là khi nuôi trong điều kiện vệ sinh thích hợp và được ăn đầy đủ.
Thông thường chỉ loại cá sấu con dưới 1 năm tuổi mới có thể chết do bệnh tật.
Một số bệnh thường gặp ở cá sấu
6.1 Bệnh thiếu đường trong máu
Nguyên nhân: Khi chuyển mùa từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm cá sấu thường bị giảm lượng đường trong máu một cách nghiêm trọng.
Triệu chứng: Lúc đó mắt cá sấu có hiện tượng bị giãn đồng tử, mũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất các phản xạ thăng bằng.
Chữa trị: dùng ống thông để đưa đường vào miệng cá sấu với tỉ lệ 3g/1kg trọng lượng cá sấu hoặc cứ 1kg trọng lượng cá sấu cho 2g đường pha trong 12ml nước.
6.2. Bệnh thiếu canxi
Nguyên nhân: Hiện tượng thiếu canxi do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn.
Triệu chứng: Khi bị thiếu canxi trong cơ thể, cá sấu có biểu hiện: miệng cá sấu bị mềm, yếu, răng mọc thiếu và không đều.
Chữa trị: Khi mắc bệnh, cần cho cá sấu ăn thức ăn có cả xương (cá, chuột... nguyên con) hoặc thức ăn có phối trộn thêm chất canxi như bột xương đã sấy khô, xương nghiền nhỏ.
Chú ý đảm bảo tỉ lệ canxi: phosphor trong thức ăn là 1,5 hoặc 2:1 (trong nội tạng và thịt không có xương chỉ có tỉ lệ canxi: phosphor là 1:12).
6.3 Bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn có thể gây cho cá sấu viêm ruột non, viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm mắt liệt tay chân.
- Cá sấu bị bệnh viêm họng.
Nguyên nhân: Do nguồn nước, thức ăn bị nhiễm trùng.
Triệu chứng: Khi đó, vòm họng bị đỏ, cá sấu ăn ít hoặc bỏ ăn.
Chữa trị: Bằng tetracyline 20-40mg/kg trọng lượng cá sấu phối hợp với vitamin C và tiến hành vệ sinh sát trùng bể nuôi.
- Cá sấu bị bệnh viêm đường hô hấp.
Triệu chứng: cá sấu thường ho, hắt hơi và chảy nước mũi.
Chữa trị: bằng cách lau nhẹ nhàng miệng cá sấu, rửa xúc bằng nước ôxy già và nước muối, bôistreptomycine. Tiêm chloramphenicol vào miệng hoặc tiêm vitamin C trong 7 ngày