Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu CƠ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU THỦY sản TRONG bối CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP (Trang 46 - 48)

2 Giải pháp

2.1 Đối với chính phủ

Chính sách thuế

Nhà nước cần có những chính sách miễn, giảm thuế đối với sản xuất và xuất khẩu thủy sản, ví dụ với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cơng tác chế biến xuất khẩu, cần hồn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu. Miễn, giảm thuế nhập khẩu dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển hàng thủy sản để khuyến khích các nhà máy chế biến sử dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất.

Tăng cường việc tham gia vào các thị trường chung

Nước ta cần phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nước và trên thế giới, triển khai các dự án hợp tác song phương, đa phương. Ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định song phương, đa phương nhằm kêu gọi trợ giúp vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất thủy sản trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Phát huy vai trò của các bộ ngành, cơ quan chính phủ một cách triệt

Những văn phịng nhà nước có trách nhiệm trực tiếp như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản cần phát huy vai trị của mình trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản cho các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, các văn phòng tổ chức đại diện tại các thị trường cần có những động thái nhằm thúc tiến thương mại, nắm bắt nguồn thông tin thị trường, tư vấn cung cấp cho những doanh nghiệp thủy sản trong nước để các doanh nghiệp có những chính sách, nước đi thích hợp trước những chuyển dịch của thị trường.

Chính sách tài chính - tín dụng

Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay vốn để đóng tàu, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc khai thác, nhất là khai thác xa bờ. Cần đơn giản hoá thủ tục cho ngư dân vay vốn, áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài để khuyến khích ngư dân vay vốn cho sản xuất.

Bên cạnh việc trợ giúp vốn cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần đưa ra những chính sách thích hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngồi vào ngành thủy sản, đặc biệt là trong hoạt động khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản biển, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất thiết bị lạnh kỹ thuật cao.

Chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp

Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết với với các doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng nhà máy chế biến tại Việt Nam như vậy ta có thể tiếp thu được công

nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của họ. Hơn nữa còn rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang các thị trường nước ngồi vì sẽ giảm thiểu được các rào cản về mặt thủ tục hành chính, cũng như các sản phẩm của ta đã đạt yêu cầu ngay từ khi chế biến tại Việt Nam.

Có thêm nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chủ trương triển khai các công nghệ tiên tiến để doanh nghiệp và ngư dân có điều kiện tiếp nhận tốt hơn như lắp ráp tàu thép, dây chuyền sản xuất công nghệ cao.

Một phần của tài liệu CƠ hội và THÁCH THỨC đối với XUẤT KHẨU THỦY sản TRONG bối CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH RCEP (Trang 46 - 48)