20/11 Nghĩ Về Vai Trò Của Người Thầy

Một phần của tài liệu Những bài viết về Thầy Cô! (Trang 53 - 55)

Mỗi năm khi tháng 11 về, lũ học trò chúng tôi lại náo nức đón chờ ngày lễ Nhà giáo Việt Nam, để chúng tôi có cơ hội bày tỏ sự yêu mến và kính trọng các thầy, các cô giáo của mình. Những lúc như vậy tôi lại nhớ những câu thơ như thế này:

“Ngày mai trái đất vắng thầy Trái tim ngơ ngác giữa bầy về đâu Đò ơi aj chở qua cầu

Cho em hiểu nỗi cạn sâu lòng người Hướng dương mọc chốn xa vời Ai cầm tay dắt lên trời tìm sao?”

Bài thơ đã phần nào nói lên vai trò vô cùng quan trọng của người thầy trong đời sống xã hội. Tôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, người thầy vẫn giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của bao triệu con người.

Nếu trong thời đại phong kiến, người thầy rất được xem trọng theo quan điểm Tam cương “Quân – Sư – Phụ” của Nho gia, bậc được gọi là “Sư” rất uy nghiêm, và được tất cả mọi tầng lớp trong xã hội từ vua chúa, quan lại quý tộc đến người bình dân xem trọng. Nhưng người thầy

trong xã hội phong kiến rất xa rời với học trò, điều đó không hẳn là do khoản cách về thế hệ mà là quy tắc ứng xử có phần hơi khô cứng và sách vở của các bậc nhà Nho ngày trước. Ngày nay, tuy xã hội có nhiều tiến bộ hơn, mối quan hệ giữa người và người trở nên bình đẳng hơn; nhưng không vì thế mà vai trò của người thầy không được trân trọng, vị trí của người hầy vẫn được đánh giá rất cao trong xã hội hôm nay: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”(trích lời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng). Không những thế, người thầy của xã hội hiện đại lại rất cởi mở và gần gũi. Không những là người truyền đạt kiến thức từ sách vở, người thầy đóng vai trò là người đi trước, truyền đạt kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống và cả kinh nghiệm ứng xử cho học trò của mình. Người thầy của thời đại mới không nhồi nhét mớ kiến thức khô cứng từ sách vở vào học trò như cái thời người học phải ê a “Tứ thư ngũ kinh”, người thầy của hôm nay là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Thầy sẽ là người gieo hạt, nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính sức mình. Điều đó không có nghĩa là thầy không thương học trò của mình, thầy thương lắm chứ! Vì vậy thầy muốn học trò phải đi trên chính đôi chân của mình, biến kiến thức mình góp nhặt được thành tri thức của bản thân; và khi đứng trên chính đôi chân của mình thì người học sẽ biết cách tự đứng lên sau những lần vấp ngã, tự tin và bản lĩnh hơn khi đối mặt với khó khăn thử thách. Nói như vậy để thấy rằng người thầy trong xã hội nào cũng đóng một vai trò rất quan trọng, và cũng được sự đón nhận trân trọng của xã hội. Đứng trên góc nhìn của một người trong xã hội hiện đại, tôi đề cao vai trò của người thầy trong thời đại ngày nay. Và vì thế tôi càng biết ơn sâu sắc những người thầy, người cô của mình – những người đã đặt vào hành trang của tôi chiếc chìa khóa và đào tạo tôi có đủ bản lĩnh, niềm tin và nghị lực để mở cánh cửa vào đời.

Rồi mai này khi những trái và hoa Con hái được trên tay

Sẽ nhớ mãi ơn người gieo hạt Nhớ viên phấn ngắn dần Và mái đầu trắng bạc… Thầy ơi!”

Xin kính dâng những bông hoa tươi thắm nhất lên quý thầy cô nhân ngày Hiến chương các Nhà giáo.

Báo Tin Xấu

0 Comment Submit

Một phần của tài liệu Những bài viết về Thầy Cô! (Trang 53 - 55)