2.4 Kết luận về sản xuấtvà xuất khẩu bền vững thanh long của Long An
2.4.2.3. Hạn chế 3: Công tác phát triển giống cây trồng còn yếu làm cho sản
Ở Long An, thanh long được xem là loại cây ăn quả chủ lực với giống trồng phổ biến là thanh long ruột trắng, chiếm gần hơn 70% diện tích trồng thanh long của tỉnh, còn lại là thanh long ruột đỏ. Nhằm cải tiến và đa dạng nguồn gen giống/dòng thanh long phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, từ năm 1994 đến nay Viện Cây ăn quả miền Nam đã sưu tập được 19 giống thanh long trong nước và từ các quốc gia khác: Colombia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Thái Lan (Đào Thị Bé Bảy và ctv, 2007). Mặc dù hiện tại có nhiều giống thanh long nhưng hạn chế lớn nhất của Long An là đơn điệu trong công tác chọn giống và phát triển giống, các giống thanh long ruột trắng (Bình Thuận và Chợ Gạo), thanh long ruột đỏ Long Định 1 là những giống trồng phổ biến ở tỉnh. Tuy diện tích giống thanh long ruột trắng là đa số nhưng giá trị kinh tế thấp, dễ mắc bệnh ( đặc biệt là đốm nâu trong thời gian qua), làm giảm giá trị kinh tế, giống thanh long ruột đỏ cũng đưa vào trồng với diện tích lớn nhưng lại có nhược điểm là kháng bệnh thấp, dễ gây chết dây khi bị sâu bệnh tấn cơng. Bên cạnh đó, việc trồng và nhân rộng các giống thanh long ở Long An thiếu quy hoạch cụ thể làm cho tính thuần chủng của giống cây trồng bị mất đi.
Hệ quả:
Làm giảm giá trị kinh tế của trái thanh long thiếu sự đa dạng, phong phú về giống cây trồng trên thị trường, chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của thanh long Long An.
Thiếu quy hoạch trong công tác trồng và chọn giống làm cho thanh long Long An dễ bị lai tạp và tính kháng bệnh yếu đi, từ đó làm tăng nguy cơ khi bị dịch bệnh và gây khó khăn trong cơng tác phòng chống bệnh hại trên cây thanh long.