Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước RCEP

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI RCEP (Trang 26)

2.1 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

Những năm gần đây, Nhật Bản luôn nằm trong top đầu các quốc gia tiêu thụ nhiều thủy sản của Việt Nam với đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước luôn dao động trong khoảng 16 – 17%.

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo báo cáo của tổng cục hải quan năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản đứng thứ 2, đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng 18,6% so với năm 2016.

Vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 3 sau Mỹ và EU, tổng kim ngạch đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2017, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Theo báo cáo của tổng cục thống kê, tính đến năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 1,46 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm ngoái, chiếm 17,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ( Tỉ USD) 10 8 6 8.3 8.8 8.6 8.5 4 2 0 1.1 0.996 1.23 1.2 20172018

Trung Quốc 2019Tổng kim ngạch 2020

Vào năm 2020, tuy đại dịch Covid – 19 bùng lên toàn cầu nhưng Nhật Bản vẫn nằm trong top 4 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cả năm 2020 chỉ đứng thứ 2, giảm 3,6% so với năm 2019, đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khảu thủy sản của cả nước.

Về cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo lồi, tơm Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 2 tại Nhật Bản sau Hoa Kỳ, chiếm 22,8% thị phần. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, đối với mặt hàng cá ngừ xuất khẩu, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, EU) và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật gồm 2 sản phẩm chính là cá ngừ tươi và cá ngừ chế biến. Ngoài ra, một số mặt hàng thủy sản khác có kim ngạch xuất khẩu tương đối cao sang Nhật Bản như cua, ghẹ, chả cá và surimi…

2.2 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2017, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thủy sản đứng thứ 3 với tổng kim ngạch đạt gần 1,1 tỉ USD, chiếm 13,3% thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Năm 2018 thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 11,3%, với 996 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2017 do chính quyền Trung Quốc thắt chặt việc đưa hải sản từ Việt Nam qua biên giới đất liền và tăng cường chế độ kiểm tra đối với các sản phẩm đi qua các đường chính ngạch. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn nằm trong top 4 nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất, chỉ sau Mỹ, EU và Nhật Bản.

Năm 2019, Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 1,23 tỉ USD, tăng 23, 56% so với năm 2018. Tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 14,1%.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid và thủ tục nhập khẩu khó khăn, giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc là 1,2 tỉ USD giảm 6% so với năm 2019.

Trung Quốc đã vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020. Sau khi giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm do tác động của dịch Covid -19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc bắt đầu ổn định và hồi phục dần từ tháng 3. Riêng trong quý II, Trung Quốc đứng đầu về nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ tháng 7, xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh (giảm 9% và 10% trong tháng 7 và tháng 8) do Trung Quốc hạn chế nhập khẩu tôm đông lạnh.

2.3 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc

Trong những năm gần đây thì thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc đang ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt có thể thấy rõ kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc cũng có nhiều triển vọng đáng kể.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Tỉ USD) 10 8.3 8.8 8.6 8.5 8 6 4 2 0.785 0.865 0.782 0.77 0 2017 2018

Hàn Quốc 2019Tổng kim ngạch cả nước 2020

Nguồn: Tổng cục hải quan

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc đạt 785 triệu USD, tăng hơn 28% so với năm 2016, chiếm 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Năm 2018, kim ngạch xuât khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ 5, đặt 865 triệu USD, tăng 11,1% so với năm 2017. Tuy năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc tăng nhưng so với 2017 thì tốc độ tăng trưởng chỉ bằng một nửa, đứng sau Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.

Năm 2019, Hàn Quốc vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ 5 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 782 triệu USD, giảm 9,6% so với năm trước. Chiếm 9,15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc 10 tháng năm 2020 đạt 135,6 nghìn tấn, kim ngạch đạt 629,1 triệu USD, giảm 3,3% về lượng và giảm 1,7% về kim ngạch so với 10 tháng năm 2019. Xét đến tổng kim ngạch cả năm 2020, xuất khảu sang Hàn Quốc giảm nhẹ 1,6%, kim ngạch xuất khẩu đạt 770 triệu USD, chiếm 9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Về cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo loài, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng, chiếm 28,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất Việt Nam, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tuy nhiên năm 2020 do dịch bệnh Covid – 19 nên trong 4 tháng đầu kim ngạch cuất khẩu giảm 22,3% so với cùng kì năm ngối.

2.4 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Asean

Trong 20 năm qua, tốc độ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Asean tăng trưởng không ổn định, tuy nhiên xu hướng ngày càng tăng trong 10 năm trở lại đây.

Tính đến hết năm 2017, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang cả 9 nước trong khối Asean. Trong đó, Thái Lan, Philippines và Singapore là 4 nước nhập khẩu nhiều nhất các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, chiếm từ 82 - 96% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Asean.

Về thị trường, Thái Lan là bạn hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam ở Asean. Thái Lan là nước duy nhất ở Asean có mặt trong Top 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Sau Thái Lan tại Asean là Philippines và Singapore (102 triệu USD và 75,588 triệu USD). Bên cạnh 3 thị trường nói trên, đến nay, thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang tất cả các nước còn lại trong khu vực Asean.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG ASEAN TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ( Tỉ USD) 10 8 8.3 8.8 8.6 8.5 6 4 2 0.612 0.668 0.683 0.56 0 2017 2018 ASEAN 2019Tổng kim ngạch 2020

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo Tổng cục hải quan, năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang Asean đã đạt giá trị 612 triệu USD. So với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Asean vẫn còn khiêm tốn nhưng với giá trị xuất khẩu như trên, Asean đã đứng vào hàng thứ 5 trong danh sách những thị trường quan trọng nhất của thủy sản Việt Nam.

Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Asean tăng qua các năm từ 2017-2019, và tăng hơn 71 triệu USD. Trong giai đoạn 2018 – 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Asean tụt xuống vị trí thứ 6 sau Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Asean đạt 668 USD, tăng 56 triệu USD so với năm 2017, trong đó mặt hàng các tra, mực, bạch tuộc vẫn đóng vai trị là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Asean đạt 683 triệu USD, tăng 2,3% so với năm 2018, và chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 khiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 bị chững lại so với các năm trước, đạt 560 triệu USD, chiếm

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Tỉ USD) 10 8.3 8.8 8.6 8.5 8 6 4 2 0 0.185 0.198 0.208 0.223 20172018

Australia 2019Tổng kim ngạch cả nước 2020

6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên đây cũng là một con số khá khả quan với ngành thủy sản Việt Nam trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

Về sản phẩm, cá biển là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam sang các nước Asean. Năm 2017, xuất khẩu cá biển (chủ yếu là cá biển tươi/đông lạnh) sang Asean đạt 289 triệu USD. Tiếp đó là cá tra với giá trị xuất khẩu là 143 triệu USD; mực, bạch tuộc 71 triệu USD.

2.5 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia

Australia được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng lớn đối với mặt hàn xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2017, Australia nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam với vị trí thứ 9, tuy nhiên đến năm 2020 thì vị trí này xuống 11.

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo số liệu của Tổng cục hải quan, từ năm 2017 đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Australia khơng có mức tăng trưởng đột biến, dù đã trải qua khó khăn và biến cố nhưng vẫn giữ được giá trị xuất khẩu trên 185 triệu USD, giảm 0,68% so với năm 2016.

Năm 2017, do dịch đốm trắng ở tôm bùng phát tại bang Queensland, Bộ Nông nghiệp Australia đã ra quyết định cấm nhập khẩu tơm trong vịng 6 tháng kể từ tháng 1/2017 khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phải gánh chịu nhiều thiệt hại, trong đó, lượng tơm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia khoảng 55 triệu AUD.

Năm 2018, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng lên đến 197,5 triệu USD, tăng 6,75% so với năm 201 và thị trường Australia đứng thứ 11 trong top các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất, chiếm 2,25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Australia đạt 208,21 triệu USD, tăng 5,4% so với năm 2018 chiếm tỉ trong 2,44% so với tổng kim ngạch cả nước, riêng tháng 12/2019 xuất khẩu đạt 17,56 triệu USD giảm 10,37% so với tháng 11/2019.

Sang năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch covid nhưng xuất khẩu thủy sản sang Australia vẫn giữ mức tăng trường ổn định, năm 2020 xuất khẩu đạt 223 triệu USD tăng 9% so với cùng kì năm 2019, chiếm tỉ trong 14,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Việt Nam là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Australia.

Các sản phẩm từ tôm của Việt Nam hiện chiếm lĩnh trên 30% thị phần nhập khẩu của Australia, một số sản phẩm tôm chế biến chiếm đến 50% thị phần.

Australia là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 7 của Việt Nam, riêng tôm chiếm 66% tổng xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt 127 triệu USD, tăng 10,8% so với năm 2018. Tính tới 15/4/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt 29,6 triệu USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.6 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang New Zealand

Thị trường Zew Zealand là một thị trường tiềm năng lớn đối với thủy sản Việt Nam, tuy nhiên hợp tác thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều hạn chế chưa thực

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NEW ZEALAND GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ( Tỉ USD) 0.025 0.02 0.018 0.02 0.019 0.016 0.015 0.01 0.005 0 2017 2018 2019 2020

sự được phát triền, dẫn tới thủy sản Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận nhiều tới người tiêu dùng, dẫn tới nhiều hạn chế trong hợp tác xuất khẩu.

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo thống kê của tổng cục hải quan vào năm 2017 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang New Zealand đạt 17,8 triệu USD ( xấp xỉ 18 triệu USD), giảm 15,73% so với năm 2016. Thủy sản Việt Nam có vẻ khá lép vế đối với thị trường New Zealand, theo tính tốn của Bộ Cơng Thương, thủy sản Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang New Zealand chỉ đạt khoảng 20 triệu USD hàng năm, chiếm 11-13% nhu cầu của thị trường này, nên dư địa còn nhiều. Ngược lại, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang New Zealand cũng chỉ chiếm 2,15% so với tổng kim ngạch xuất khẩu

thủy sản của cả nước.

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường New Zealand tăng 2,4 triệu USD; tương đương 13,43% so với năm 2018, Tuy nhiên con số này chiếm không đáng kể so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chiếm 0,23%).

Vào năm 2019, tổng kim ngạch thủy sản sang thị trường New Zealand giảm 7% so với 2018 và kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 18,8 triệu USD, chiếm 0,22% so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Do dịch bệnh COVID – 19 ảnh hưởng rất nhiều đến thương mại hàng hóa, lượng thủy sản xuất khẩu sang New Zealand giảm mạnh đến 18,5% so với 2019, Kim ngạch xuất khẩu tụt xuống cịn có khoảng 16 triệu USD, chỉ chiếm có 0,18%.

Việt Nam hiện đang xuất khẩu chủ yếu là hai hàng tôm đông lạnh cá tra file đông lạnh sang New Zeland. và là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất vượt cả Thái lan và TQ đối với tôm đông lạnh, đồng thời là nhà cung cấp duy nhất cá tra phi lê.

Về thị phần, tôm đông lạnh hiện chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất tại NZ- 44%. SLTK tính đến 2019, VN dẫn đầu thị trường về mặt hàng này, tiếp theo là Trung Quốc (20%) và Thái Lan (20%).

Các mặt hàng thủy sản khác như nhuyễn thể (bạch tuộc, mực ống) và nhuyễn thê hai mảnh vỏ (trai, sị), tơm cá khơ…có giá trị khơng đáng kể.

CHƯƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH RCEP 1 Cơ hội

Về cắt giảm thuế quan:

Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và các nước ASEAN cam kết cắt giảm thuế quan về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam, sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước RCEP một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, thủy sản của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…

Bình luận về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay các doanh nghiệp Việt Nam rất kỳ vọng RCEP sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ với nhiều lợi ích về thuế quan, trong khi những thị trường này lại khơng q khó tính. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hịa, dễ đáp ứng hơn, bên cạnh quy trình

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI RCEP (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w