Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 58 - 60)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1. Đánh giá chung về kết quả thực thi các quy định pháp luật về đánh

2.1.1. Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ

Cũng như nhiều nước trên thế giới, việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam là một vấn đề pháp lý phổ biến trong quá trình thực thi bảo hộ NHNT tại Việt Nam, tuy nhiên số lượng các vụ việc liên quan đến NHNT giải quyết ở cấp độ Cục SHTT và Tòa án, cũng như các yêu cầu về việc công nhận NHNT của chủ sở hữu nhãn hiệu khơng nhiều, vì vậy việc đánh giá và cơng nhận NHNT tại Việt Nam cịn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, chuyên môn, khả năng nhận định, thừa nhận các chứng cứ... Như trên đã trình bày, trước khi Luật SHTT được ban hành, pháp luật Việt Nam khơng có tiêu chí đánh giá NHNT, tuy nhiên khơng vì thế mà Nhà nước từ chối việc đánh giá NHNT cũng như công nhận NHNT của các chủ sở hữu. Bởi lẽ, một mặt Việt Nam đã là thành viên của Công ước Paris66 nên cần tôn trọng Điều 6bis, mặt khác việc đánh giá và công nhận NHNT cũng là một yêu cầu khách quan đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, người tiêu dùng và lợi ích cơng cộng trong thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế thị trường. Trong thời kỳ trước khi ban hành Luật SHTT, đã có một vài vụ việc tiêu biểu mà cơ quan có thẩm quyền đã đánh giá và cơng nhận NHNT trên nền tảng quy định tại Điều 6bis Công ước Paris, kết hợp với đánh giá và nhận định chủ quan của người thực thi, vì vậy một số vụ việc có xu hướng định tính, cũng như chưa thực sự có cơ sở, chứng cứ vững chắc khi đánh giá công nhận NHNT, chẳng hạn một số vụ việc sau đây:

Vụ “McDonald’s” năm 1992:

Năm 1992, Cục SHTT đã ra quyết định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu “McDonald’s” đã được nộp bởi tập đoàn OPHIX GROUP có trụ sở tại Úc đối với thức ăn nhanh, dịch vụ ẩm thực và các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng nhanh khác.

Cục SHTT cho rằng “McDonald’s” là một NHNT đối với các sản phẩm và dịch vụ thức ăn nhanh không những tại Hoa Kỳ mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới sau khi đánh giá các chứng cứ. Vì vậy, nhãn hiệu này được cơng nhận là nổi tiếng tại Việt Nam mặc dù chưa từng được đăng ký và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các lập luận của Cục SHTT mặc dù về mặt lý thì khá hợp lý nhưng đối với bên bị từ chối là thiếu thuyết phục vì các tiêu chí đánh giá chưa có cơ sở pháp lý cụ thể, bởi lẽ, ở thời điểm hiện tại, Điều 6bis của Công ước Paris khơng có quy định cụ thể các tiêu chí để đánh giá một NHNT.

Vụ “SHANGRI-LA”67 năm 1995:

Năm 1995, một vụ kiện liên quan đến bảo hộ NHNT được Cục SHTT giải quyết theo yêu cầu của Công ty Shangri-La International Hotel Management Ltd (sau đây gọi tắt là SLIH) đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 304 cho nhãn “SHANGRI-LA” sử dụng cho dịch vụ khách sạn và nhà hàng của Công ty Liên doanh Phú Thọ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ việc này phát sinh khi SLIH nộp đơn yêu cầu công nhận “SHANGRI-LA” là NHNT cho dịch vụ khách sạn (thuộc nhóm 42). Tuy nhiên, đơn yêu cầu này đã bị cơ quan có thẩm quyền từ chối trước đó vì Cơng ty Liên doanh Phú Thọ đã đăng ký nhãn hiệu trùng và cho nhóm 42. Chính vì vậy, SLIH u cầu Cục SHTT hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu “SHANGRI-LA” đã cấp cho Công ty Liên doanh Phú Thọ căn cứ theo Điều 6bis của Công ước Paris và đưa ra các bằng chứng chứng minh danh tiếng của nhãn hiệu cũng như uy tín của SLIH trên thế giới, bao gồm các tài liệu, giấy tờ thể hiện thời hạn, phạm vi, quy mô, mức độ sử dụng và quảng cáo nhãn hiệu; văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “SHANGRI-LA” của SLIH ở các nước trên thế giới, báo cáo doanh thu các năm. Đồng thời, SLIH cũng căn cứ vào nguyên tắc chung trong bảo hộ nhãn hiệu đó là cấm tuyệt đối việc đăng ký nhãn hiệu nếu đơn xin đăng ký có mục đích khơng lành mạnh. Căn cứ vào các chứng cứ được cung cấp, Cục SHTT đã đi đến quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cơng ty Liên doanh Phú Thọ. Có thể thấy, trong vụ việc

này, Cục SHTT đã gián tiếp công nhận nhãn hiệu SHANGRI-LA là NHNT đối với dịch vụ khách sạn. Trong quyết định này Cục SHTT nhấn mạnh: “Với quan điểm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, hỗ trợ chính sách đầu tư của Chính phủ Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta cần thể hiện rằng trên thực tế, quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được cấp cho chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu, chứ không cấp cho bất kỳ ai mạo danh không những gây thiệt hại cho mơi trường đầu tư mà cịn xâm hại đến chính sách của Chính phủ”68. Như vậy, qua vụ việc này, có thể thấy, việc đánh giá để cơng nhận nhãn hiệu SHANGRI-LA có hệ thống các chứng cứ tương đối đơn giản và chưa thật sự đủ để chứng minh danh tiếng của nhãn hiệu này trong khi tiêu chí đánh giá lại khơng được đưa ra. Tuy nhiên bằng một nhận định hướng về bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, người tiêu dùng và chính sách của Nhà nước được coi như là cơ sở quyết định đến việc ban hành quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Công ty Liên doanh Phú Thọ, ở chiều ngược lại là công nhận NHNT của SLIH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)