g. Đặt lực Y= 252770 Ntại lỗ chốt lắp tay cần
3.4. Chia lưới mô hình 3D cần đào
Hình 3.12.Thông số chia lưới
Bảng 3.1. Thông tin chia lưới
Loại lưới Lưới Solid chuẩn
Số điểm Jacobian 29 điểm
Kích thước phân tử lưới 50,175 mm
Dung sai 2,50875 mm
Chất lượng lưới Chất lượng cao
Tổng số điểm nút lưới 67767 điểm nút
Tổng số phân tử lưới 35010 phân tử
Hệ số co của phân tử lưới 28,956
Số phân tử lưới co < 3 33,8 %
Số phân tử lưới co > 10 0,426 %
Số phân tử lưới bị biến dạng xoắn 0 %
Thời gian hoàn thành chia lưới (giờ:phút:giây) 00:00:30
Hình 3.13. Mô hình lưới cần đào ở cảnh nhìn Isometric
Hình 3.15. Mô hình lưới cần đào ở cảnh nhìn Top
Sau khi chia lưới thành công mô hình 3D cần đào, ta bấm nút công cụ trên thanh
công cụ Simulation của SolidWorks, công cụ Cosmos trong SolidWorks sẽ chạy chương trình tính toán sức bền vật liệu để:
− Tính ứng suất trong cụm gầu đào do các ngoại lực mà ta đã đặt lên cần
đào ở trên
− Tính chuyển vị của cần đào
Kết quả tính toán
Hình 3.16. Kết quả ứng suất của cần đào
Từ kết quả nghiên cứu của phầm mềm SolidWorks cho thấy điểm chịu ứng suất lớn
nhất của cần đào là vị trí lỗ chốt xy lanh tay cần có = 133,1 Mpa.
Ta có giới hạn chảy cho phép của vật liệu chế tạo tai gầu là thép hợp kim chịu ăn mòn
là [ ] = 170 MPa. Vậy < [ ], vậy tai gầu đảm bảo điều kiện bền trong chế độ làm
Hình 3.18. Kết quả chuyển vị của cần đào
Từ kết quả nghiên cứu của phần mềm SolidWorks cho thấy điểm chuyển vị lớn nhất cỉa cần đào là tại vị trí lỗ chốt cần có L1 = 6,848e+000 = 6,848 e0 =6,848 (mm). Điểm chuyển vị nhỏ nhất là tại vị trí lỗ chốt tay cần có L2 = 1,00e – 0,3 =1,00 e-0,3 = 0,74 (mm).
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu, làm việc trên thực tế cụm cần đào máy đào Komatsu PW210-1 và nghiên cứu trên phần mềm SolidWorks, đồng thời được sự hướng dẫn tận tình làm đồ án của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Hòa em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp “Ứng dụng phần mềm mô phỏng ứng suất tác dụng lên cụm cần đào của máy đào bánh lốp”.
Trong bản đồ án này, em đã mô phỏng mô hình 3D của cụm cần đào dựa trên các thông số, kích thước cơ bản, kết cấu và hình dáng thực tế của cụm cần đào của máy đào Komatsu PW210-1. Mô phỏng được ứng suất trong cụm cần đào khi chịu các lực tác dụng trong quá trình làm việc, việc này rất cần thiết để tính toán thiết kế cụm cần đào của máy đào – một sản phẩm ứng dụng rất nhiều trong thực tế mà nước ta chưa sản xuất được.
Đối với những trường hợp làm việc khác, nếu có đủ giá trị góc làm việc α và các giá trị ngoại lực tác dụng lên cụm gầu đào thì ta cũng sẽ mô phỏng được ứng suất, chuyển vị và biến dạng tương đương của cụm cần đào.
Qua đồ án tốt nghiệp này đã giúp em một lần nữa làm quen về máy công trình – một lĩnh vực gắn liền với lĩnh vực ô tô, và là hai lĩnh vực nhỏ trực thuộc lĩnh vực lớn Cơ khí động lực, giúp em hiểu sâu hơn về hệ thống thủy lực điều khiển cụm cần đào và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống. Ngoài ra đề tài tốt nghiệp này con giúp em tăng khả năng tự nghiên cứu trên phần mềm SolidWorks – phần mềm ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử.
KIẾN NGHỊ
Nếu có điều kiện được tiếp tục làm, em sẽ tiếp tục hoàn thiện những hạn chế kể trên để phát triển khả năng chế tạo, thay thế các chi tiết trên cụm cần đào máy đào bánh lốp. Đồng thời tiến tới việc chế tạo được các chi tiết của cụm cần đào trên các máy đào khác lớn hơn, đa dụng hơn PW210-1.
LỜI CẢM ƠN
Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Xuân Hòa cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tự học SolidWorks – tác giả Nguyễn Hồng Thái 2. Giáo trình sức bền vật liệu – tác giả Lê Đức Thanh 3. Giáo trình máy xây dựng – tác giả Nguyễn Phước Bình 4. Tài liệu PW 210 -1 của hãng Komatsu