Nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền ở các nhóm cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa đầu tư với dòng tiền và yếu tố giới hạn tài chính , nghiên cứu các nhóm công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 53)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền ở các nhóm cơng ty

Các mối quan hệ về độ nhạy cảm giữa đầu tư và dịng tiền của các nhóm cơng ty và cơng ty đơn lẻ được ước tính bằng cách sử dụng một số mơ hình riêng biệt. Từ bảng 4.2.1 đến 4.2.4 hiển thị các kết quả hồi quy ước lượng từ mơ hình Q ở phương trình (2) đã đề cập ở những phần trên. Phần A là kết quả của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), trong khi phần B cho các kết quả dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước (2SLS). Tất cả các mơ hình đều sử dụng giá trị log của quy mô và giá trị log của số năm công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như những biến kiểm soát. Các kết quả được thực hiện kết hợp với việc sử dụng biến giả thời gian và biến giả ngành. Đây là những biến giả được dùng để kiểm soát các yếu tố thời gian thay đổi như là các biến kinh tế vĩ mô. Để kiểm tra xem có những ảnh hưởng nào của nhóm cơng ty lên mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền, việc phân tích mối liên kết của biến dịng tiền với biến giả nhóm cơng ty (Group) sẽ được chú trọng.

Kết quả ở phần A chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa đầu tư và Q. Khả năng giải thích trong các phương trình hồi quy này khơng phải là thấp (dao động từ 12% đến 16%) và nhất quán với các nghiên cứu trước.

Với biến dòng tiền, kết quả cho thấy rằng các hệ số ước lượng là dương và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các phương trình. Điều đó chứng minh là dịng tiền và đầu tư có mối liên quan chặt chẽ ở tất cả các công ty. Một đều nhận thấy trong kết quả này là hệ số dịng tiền có sự khác biệt giữa các nhóm cơng ty và cơng ty riêng lẻ. Theo phương pháp OLS này thì hệ số của dịng tiền tương tác với biến giả nhóm cơng ty lại khơng có ý nghĩa trong mơ hình 2.

Bảng 4.2.1: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền theo phương trình Q bằng ước lượng OLS khơng có biến kiểm sốt

Model 1 Model 2

Phần A: Ước lượng OLS

c 0.052 0.031

Q 0.047 ** 0.050 **

CF 0.038 ** 0.058 **

CF*Group (biến giả) (0.032)

Group (biến giả) 0.036 Size 0.018 ** 0.015 **

Age (0.037) (0.032)

Biến giả: Năm và ngành N N

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Bảng 4.2.2: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền theo phương trình Q bằng ước lượng OLS có biến kiểm sốt.

Model 3 Model 4

Phần A: Ước lượng OLS

c (0.007) (0.032) Q 0.073 ** 0.075 **

CF 0.024 ** 0.053 ** CF*Group (biến giả) (0.050) **

Group (biến giả) 0.062 ** Size 0.023 ** 0.016 **

Age (0.040) ** (0.026)

Biến giả: Năm và ngành Y Y

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Bên cạnh phương pháp OLS, việc ước lượng thêm bằng kỹ thuật 2SLS cũng đưa ra những kết quả như mong đợi. Kết quả được thể hiện trong phần B của Bảng 4.2.3 và 4.2.4. Như các kết quả trước, các hệ số của Q và dịng tiền được tìm thấy là dương và có ý nghĩa thống kê. Các hệ số của các dòng tiền tương tác với biến giả nhóm cơng ty có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê, theo đúng như mô tả ban đầu.

Bảng 4.2.3: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền theo phương trình Q bằng ước lượng 2SLS khơng có biến kiểm sốt.

Model 5 Model 6

Phần B: Ước lượng 2SLS

c 0.053 (0.043) Q 0.078 ** 0.094 **

CF 0.047 ** 0.133 **

CF*Group (biến giả) (0.141) **

Group (biến giả) 0.112 **

Size 0.020 ** 0.017 *

Age (0.068) * (0.050)

Biến giả: Năm và ngành N N

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Bảng 4.2.4: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền theo phương trình Q bằng ước lượng 2SLS có biến kiểm sốt.

Model 7 Model 8

Phần B: Ước lượng 2SLS

c 0.052 (0.044) Q 0.075 ** 0.090 **

CF 0.048 ** 0.133 **

CF*Group (biến giả) (0.140) **

Group (biến giả) 0.110 **

Size 0.021 ** 0.018 *

Age (0.068) * (0.051)

Biến giả: Năm và ngành Y Y

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Ngồi ra, ước lượng bằng phương trình Euler (phương trình 4) được thực hiện để đánh giá sự bền vững của các kết quả (bảng 4.2.5 và 4.2.6). Một lần nữa, hệ số của dịng tiền dương và có ý nghĩa thống kê, và tương tác với các nhóm cơng ty là dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với cá nghiên cứu trước đây, cho

rằng các nhóm cơng ty được xem là có ít giới hạn tài chính nên độ nhạy cảm của dòng tiền và đầu tư sẽ thấp hơn so với các công ty riêng lẻ.

Bảng 4.2.5: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền theo phương trình Euler bằng ước lượng 2SLS

Biến Model 1 Model 2 Model 3

c 0.098 0.048 0.082

S(-1) 0.001 (0.001) ** (0.006)

CF(-1) 0.047 ** 0.119 ** 0.139 **

CF(-1)*Group (biến giả) (0.095) ** (0.116) **

Group (biến giả) 0.072 * 0.108 **

I(-1) 0.134 ** 0.121 **

I(-1) sq. 0.072 ** 0.072 **

D(-1) sq. (0.003) (0.002)

Size 0.021 ** 0.018 **

Age (0.061) (0.047)

Biến giả: Năm và ngành Y Y Y

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Bảng 4.2.6: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dịng tiền theo phương trình Euler bằng ước lượng 2SLS (2)

Biến Model 4 Model 5 Model 6

c 0.060 * 0.057 ** 0.058

S(-1) (0.005) ** (0.003) (0.006)

CF(-1) 0.122 ** 0.121 ** 0.135 **

CF(-1)*Group (biến giả) (0.105) ** (0.103) ** (0.109)

Group (biến giả) 0.095 ** 0.099 ** 0.083

I(-1) 0.135 ** 0.156 **

I(-1) sq. 0.060

D(-1) sq. (0.001)

Size 0.017 *

Age (0.035)

Biến giả: Năm và ngành Y Y Y

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng thực hiện thêm một số kiểm định chứng minh độ đáng tin cậy của các kết quả trên. Theo Hoshi và các cộng sự (1991) tranh luận cho rằng từ khi các cơng ty có lượng tiền mặt dồi dào và khơng có khả năng tăng trưởng nhanh, các nhà quản lý thường có khuynh hướng đầu tư thái quá nhưng khơng hiệu quả, làm cho độ nhạy của dịng tiền và đầu tư gia tăng. Để kiểm tra điều đó, biến Q được sử dụng như một đại diện của triển vọng tăng trưởng của công ty và phân chia mẫu nghiên cứu thành các cơng ty có khả năng tăng trưởng nhanh (Q

lớn) và tăng trưởng chậm (Q nhỏ) dựa vào giá trị trung vị của Q trên từng nhóm

cơng ty và cơng ty riêng lẻ. Theo đó, dịng tiền của các cơng ty trong điều kiện tăng trưởng chậm (giá trị Q nhỏ) trở nên nhạy cảm hơn với các khoản đầu tư so với các cơng ty có triển vọng tăng trưởng nhanh (giá trị Q nhỏ). Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2.7 và 4.2.8

Bảng 4.2.7: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền trong điều kiện công ty gia tăng thái quá các hoạt động đầu tư bằng ước lượng OLS

Biến

OLS

Nhóm cơng ty Cơng ty riêng lẻ

c 0.100 ** (0.141) **

Q 0.063 ** 0.073 *

CF (0.006) 0.014

CF*High Q (biến giả) 0.016 0.066 **

Size 0.015 ** 0.015 **

Age (0.056) ** 0.037 *

Biến giả: Năm và ngành Y Y

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Kết quả OLS ở bảng 4.2.7 cho thấy độ nhạy của dòng tiền và vốn đầu tư ở các nhóm cơng ty có triển vọng tăng trưởng kém là không thể phân biệt về mặt thống kê so với nhóm có triển vọng tăng trưởng cao. Kết quả ở các công ty riêng lẻ, đơ nhạy

thậm chí cịn cao hơn đáng kể cho nhóm có tăng trưởng cao. Điều này là ngược lại với các tranh luận về đầu tư thái quá ở các nghiên cứu trước.

Bảng 4.2.8: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền trong điều kiện công ty gia tăng thái quá các hoạt động đầu tư bằng ước lượng 2SLS

Biến

2SLS

Nhóm cơng ty Cơng ty riêng lẻ

c 0.088 (0.100) **

Q 0.110 ** (0.013)

CF (0.041) 0.050 *

CF*High Q (biến giả) 0.022 0.103 **

Size 0.019 ** 0.019 **

Age (0.076) ** 0.032

Biến giả: Năm và ngành Y Y

Giá trị thống kê có ý nghĩa tại mức 5% (10%) được in đậm và đánh dấu ** (*)

Tóm lại, thơng qua các kết quả của nhiều phương trình với các thơng số kỹ thuật và các phương pháp khác nhau đều ghi nhận các kết quả đồng nhất. Đó là độ nhạy cảm của dịng tiền và đầu tư ở các nhóm cơng ty thấp hơn so với các công ty riêng lẻ. Bởi vì các nhóm cơng ty được xem là có những khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính tương đối dễ dàng hơn các công ty riêng lẻ, kết quả nghiên cứu dựa trên các nhóm cơng ty và cơng ty riêng lẻ ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ ra rằng dộ nhạy cảm của dòng tiền và đầu tư có thể được xem là một thước đo đáng tin cậy về giới hạn tài chính của cơng ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa đầu tư với dòng tiền và yếu tố giới hạn tài chính , nghiên cứu các nhóm công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)