Phân tích các đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu thuộc tổng công ty dầu việt nam (Trang 68 - 71)

6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:

2.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của PVOIL hiện tại có 28 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong đó đối thủ cạnh tranh số một hiện nay của PVOIL là Tập đoàn xăng

dầu Việt Nam (Petrolimex) với thị phần trong nước chiếm tỉ lệ cao nhất 48%

[Nguồn: PVOIL]. Petrolimex ra đời từ năm 1956 và xây dựng mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu đầu tiên, lớn nhất trên toàn quốc ở các vị trí địa lí chiến lược, Petrolimex đã chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã giao dịch là PLX. Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu. Petrolimex là đối thủ có tổ chức cung ứng hồn chỉnh nhất trên phạm vi cả nước với trên 60 đơn vị thành viên ở các tỉnh, thành phố là doanh nghiệp chủ đạo trong cung ứng xăng dầu. Bảng so sánh giữa PVOIL và Petrolimex như sau:

Bảng 2.11 - So sánh PVOIL và Petrolimex.

Chỉ tiêu so sánh Petrolimex PVOIL

Vốn điều lệ (VĐL) 12.938,781 tỷ đồng 10.884 tỷ đồng

Tỷ suất sinh lời/Vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) Năm 2016: 23,65% Năm 2017: 14,89% Năm 2016: 5,56% Năm 2017: 5,0%

Số lượng công ty con kinh doanh phân phối xăng dầu trong nước

43 Công ty TNHH 1TV sở hữu 100% vốn

21 Cơng ty Cổ phần có vốn góp chi phối từ 51% trở lên (khơng tính PVOIL Lube, Phú Mỹ) Số lượng CHXD thuộc sở hữu 2.400 540 Tổng sức chứa kho 2.200.000 m3 Hệ thống kho của Petrolimex : thuộc sở hữu của các công ty con

950.000 m3

Hệ thống kho của PV OIL: các tổng kho thuộc sở hữu của Công ty mẹ

Năng lực vận chuyển 12 tàu viễn dương + 860

xe xitec+ 91 tàu đường sông

50 xe bồn + 7 xà lan

Số lượng lao động 17.000 người 5.829 người

Hiện tồn thị trường có khoảng hơn 14.000 CHXD trên tồn quốc thì Petrolimex đang sở hữu 2.400 cửa hàng, trong khi PVOIL chiếm khoảng 540 cửa hàng, nếu tính các điểm bán lẻ xăng dầu thì con số này lần lượt là 5.200 và 3.000, trong khi Saigon Petro và Thalexim đạt khoảng trên 1.000 cửa hàng. Mục tiêu của Petrolimex tiếp tục đẩy mạnh số cửa hàng bán lẻ và gia tăng các hoạt động phi xăng dầu tại mỗi cửa hàng thông qua các cửa hàng tiện lợi hay việc áp dụng điểm bán hàng tự động để cắt giảm chi phí.

Sản lượng bán hàng trên mỗi cửa hàng của Petrolimex đều vượt trội so với các đối thủ cùng ngành, cao hơn khoảng 50%, lý do dễ nhìn thấy nhất là do các cửa hàng của Petrolimex ở các vị trí chiến lược, khu dân cứ đơng đúc tiện đường qua lại và chủ yếu nằm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, diện tích mỗi cửa hàng lớn và đặc biệt là uy tín, giá trị thương hiệu cao, được tích lũy suốt cả quá trình hoạt động với chất lượng sản phẩm được xã hội thừa nhận. So sánh sản lượng kinh doanh xăng dầu năm 2016 giữa các DN đầu mối như sau:

Bảng 2.12 - So sánh sản lượng kinh doanh xăng dầu giữa các DN đầu mối

Năm 2016 Sản lượng (triệu tấn/m3) Thị phần Số lượng điểm bán lẻ Sản lượng/điểm bán lẻ Petrolimex 8.3 48% 5.200 1.601 PVOIL 3.3 22% 3.000 1.100 Saigonpetro 1 7% 1.000 1.000 Thailexim 1 8% 1.150 870 Mipec 1 5% 698 1.433 Khác 2.2 10% n.a n.a

[Nguồn: PVOIL, Petrolimex, Saigonpetro, thailexim, Mipec]

Các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex đã được đầu tư xây dựng từ rất lâu, giá trị còn lại thấp nên chi phí khấu hao thấp làm tăng sức cạnh tranh so với đối thủ.

Ngồi việc có hệ thống cửa hàng xăng dầu vượt trội, Petrolimex còn là đối thủ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ còn lại ở những điểm sau:

Đầu vào của Petrolimex khoảng 3 triệu tấn,m3 từ Lọc hóa dầu Bình Sơn (chiếm khoảng 35% tổng sản lượng), nhập khẩu 2 triệu tấn,m3 từ kho ngoại quan Vân Phong

Việt Nam nên phải “chịu trách nhiệm” bao tiêu sản phẩm cho lọc hóa dầu Bình Sơn và sắp tới đây là Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Các nhà máy lọc dầu này nếu so sánh về giá đầu vào đôi khi không “kinh tế” bằng nhập khẩu dầu từ thị trường quốc tế.

Petrolimex đã xây dựng được hệ thống kho đầu mối có sức chứa lên tới 2,2 triệu m3, lớn nhất cả nước, hệ thống đường ống dẫn dầu 570km trên bộ và là doanh nghiệp duy nhất có kho ngoại quan tiếp nhận tàu chở dầu cỡ 150.000 DWT. Việc Petrolimex có đường ống dẫn dầu trên bộ dẫn xăng dầu từ các cảng đầu nguồn đến các kho trung chuyển tại các tỉnh xa giúp Petrolimex tiết kiệm được chi phí vận chuyển, giảm giá thành, do vậy làm tăng sức cạnh tranh về giá cho Petrolimex.

Hiện Petrolimex đã có cổ đơng chiến lược Nhật Bản là JX Nippon Oil and Energy (tập đoàn chiếm 50% thị phần xăng dầu Nhật Bản) tham gia góp vốn vào Petrolimex với tỉ lệ là 8%, trong khi đó PV Oil hiện vẫn đang đi tìm nhà đầu tư chiến lược. Là đối tác chiến lược duy nhất có 100 năm kinh nghiệm tương tự tại một thị trường phát triển, JX NOE có khả năng giúp Petrolimex tiết kiệm tối đa chi phí và lập kế hoạch chiến lược. Hiện tại, JX đã hỗ trợ nhiều bộ phận trong Petrolimex và tư vấn về các kỹ thuật hậu cần nâng cao để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Petrolimex trong dài hạn.

Một điểm mà Petrolimex có thể vượt trội hơn so với các đối thủ là ở quy mô. Với mức giá bán lẻ xăng dầu hiện tại, Petrolimex có hai điểm có thể tiết kiệm được chi phí nhiều hơn nhờ sử dụng hợp đồng kỳ hạn về giá dầu và có thể được lợi về giá do lượng mua lớn.

Sản lượng, doanh thu kinh doanh xăng dầu chủ yếu của Petrolimex là thông qua kênh bán lẻ trực tiếp tại CHXD và KHCN do Petrolimex có hệ thống phân phối tại CHXD mạnh, kênh bán buôn đại lý, tổng đại lý chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và hầu như Petrolimex không chú trọng đến kênh bán buôn, do vậy Petrolimex thu được khoản lợi nhuận lớn từ việc không phải trả chiết khấu, hoa hồng cho đại lý, tổng đại lý như PVOIL.

Ngoài đối thủ số một là Petrolimex, PVOIL còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ đáng gờm khác là SaigonPetro, Công ty XNK Thanh Lễ (Thailexim) và Công ty

Xăng dầu Quân Đội (Mipec). Đây là các cơng ty đã có hoạt động kinh doanh xăng dầu tồn tại từ lâu, tuy hiện tại thị phần không bằng PVOIL nhưng họ cũng là những đối thủ mà PVOIL cần quan tâm và đề phịng.

Bên cạnh đó, với chính sách ngày càng mở cửa hội nhập của Nhà nước, sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới trong nước và nước ngồi có tiềm lực về tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp. Cụ thể tháng 10 năm 2017, Idemitsu Q8 (IQ8 là liên doanh giữa Kuwait International Petroleum của Kuwait và Idemitsu Kosan của Nhật Bản) doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài đã khai trương cửa hàng xăng dầu đầu tiên tại Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội. Mặc dù hiện nay CHXD Q8 đang ký hợp đồng đại lý bán xăng dầu của PVOIL, tuy nhiên trong tương lai khi nhà máy Lọc Dầu Nghi Sơn hoàn thành và cho ra sản phẩm, Q8 khơng cịn phân phối xăng dầu của PVOIL và do vậy trở thành đối thủ trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng kinh doanh và hiệu quả của các CHXD PVOIL trên thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu thuộc tổng công ty dầu việt nam (Trang 68 - 71)