Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính bằng chứng ở các nước đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 32)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mơ hình nghiên cứu

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính với độ mở thương mại, độ mở tài chính ở những nước đang phát triển trên thế giới, dựa theo bài nghiên cứu của Asongu Anuchieta tôi sử dụng những biến sau: tín dụng tư nhân cấp bởi tiền gửi ngân hàng/GDP, nợ có tính thanh khoản/GDP, đầu tư trực tiếp nước ngồi/GDP, tổng dịng vốn tư nhân/GDP, tổng xuất nhập khẩu/GDP, tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người.

Trong các cơng trình nghiên cứu trước đây, phát triển tài chính thường được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu: tín dụng tư nhân, cung tiền M3, tài sản ngân hàng hay số công ty nội địa niêm yết trên sàn chứng khốn…Trong đó, hai chỉ tiêu thường được sử dụng và có khả năng thu thập được dữ liệu là tín dụng tư nhân cấp bởi tiền gửi ngân hàng và cung tiền M3. Vì thế, tơi quyết định sử dụng các biến này để đo lường nhân tố phát triển tài chính.

Nhân tố độ mở tài chính được xây dựng theo chỉ tiêu của Lane và Milesi Ferreti (2006) hay chỉ số độ mở tài khoản vốn (KOPEN) của Chin và Ito (2006). Trong luận văn này, do hạn chế về mặt dữ liệu nên tôi dựa theo bài nghiên cứu của Lane và Milesi Ferreti (2006), sử dụng hai biến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và tổng dòng vốn tư nhân để đo lường độ mở tài chính. Các biến cũng được sử dụng trong bài nghiên cứu của các tác giả Baltagi (2009) và Hanh(2010).

Để đo lường độ mở thương mại Svaleryd and Vlachos (2002) sử dụng chỉ số Sachs-Warner cho rằng một quốc gia mở cửa thương mại nếu khơng có một trong các điều kiện sau: mức thuế quan trung bình hơn 40%, rào cản phi thuế quan thấp hơn 40% tổng nhập khẩu, phần lớn xuất khẩu được bảo hộ bởi nhà nước, phần bù tỷ giá hối đoái thị trường chợ đen lớn hơn 20%. Tuy nhiên, nhằm đơn giản hóa việc đo lường, trong luận văn tơi sử dụng tỷ số tổng xuất nhập khẩu so với GDP để đo lường nhân tố độ mở thương mại . Đây là cách đo lường tương đối phổ biến, được sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu như Baltagi (2009) và Hanh(2010), Rajan và Zingales (2003).

Cuối cùng, dựa theo nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003) biến kiểm soát GDP/đầu người sẽ được đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Dựa vào cơng trình nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003), Baltagi (2009), Kim và cộng sự (2009), Do, Q.-T. and Levchenko (2004), độ mở thương mại có tác động tích cực đến phát triển tài chính. Ngồi ra, Hanh(2010) tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại. Chính vì

thế, tơi cũng kỳ vọng tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại. Cụ thể, độ mở thương mại tác động tích cực lên phát triển tài chính và ngược lại.

Trong bài nghiên cứu của Baltagi (2009), Hook Law (2006) độ mở tài chính cũng có tác động tích cực đến phát triển tài chính. Hanh (2010), Thomas (2006) cũng có kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa độ mở tài chính và phát triển tài chính. Dựa trên những kết quả đó, trong luận văn này, tôi cũng kỳ vọng tồn tại mối quan hệ hai chiều tích cực giữa phát triển tài chính

Kandiero và Chitiga (2006) đã đưa ra tác động tích cực của độ mở thương mại đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi. Vì thế, tơi cũng kỳ vọng giữa độ mở tài chính và độ mở thương mại có mối tương quan dương.

Tóm lại, trong luận văn, nhân tố phát triển tài chính được đo lường bằng hai biến: tín dụng tư nhân cấp bởi tiền gửi ngân hàng/GDP, cung tiền M3/GDP; nhân tố độ mở tài chính đầu tư trực tiếp nước ngoài/GDP, tổng dòng vốn tư nhân/GDP; nhân tố độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa ba nhân tố trên tôi sẽ hồi quy lần lượt từng biến theo các biến còn lại và biến kiểm soát tốc độ tăng trưởng GDP/ đầu người. Cụ thể, có 5 mơ hình nghiên cứu sau:

FDIit = γ10i + γ11PCRit + γ12LLit + γ13IXit + γ14PCFit + γ15GDPpcgit + ε1it (1) PCFit = γ20i + γ21PCRit + γ22LLit + γ23IXit + γ24FDIit + γ25GDPpcgit + ε2it (2) LLit = γ30i + γ31PCFit + γ32FDIit + γ33IXit + γ34PCRit + γ35GDPpcgit + ε3it (3) PCRit = γ40i + γ41PCFit + γ42FDIit + γ43IXit + γ44LLit + γ45GDPpcgit + ε4it (4) IXit = γ50i + γ51PCFit + γ52FDIit + γ53PCRit + γ54LLit + γ55GDPpcgit + ε5it (5) Trong đó, i=1…n: nước; t=1 …N: thời kỳ

Bảng 3.1: Mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Tên biến Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng

FDIit

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài/GDP của quốc gia i tại thời gian t

- Lane và Milesi Ferreti (2006),

- Baltagi (2009) - Hanh(2010).

PCFit

Tổng dòng vốn tư

nhân/GDP của quốc gia i tại thời gian t.

- Baltagi (2009) - Hanh(2010).

LLit Cung tiền M3/GDP của

quốc gia i tại thời gian t.

- Hook law (2006)

- Kim và cộng sự (2009) - Hanh (2009)

PCRit

Tín dụng tư nhân cấp bởi tiền gửi ngân hàng của quốc

gia i tài thời gian t. - Asongu (2010)

IXit

Độ mở thương mại đo lường bằng tổng xuất nhập

khẩu/GDP của quốc gia i tại thời gian t. - Hook law (2006) - Kim và cộng sự (2009) - Baltagi (2009) - Hanh (2009) - Asongu (2010) GDPpcgit

Tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia i tại thời gian t. -

Bảng 3.2: Mô tả biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng trong 5 phương trình

Phương

Trình Biến Phụ Thuộc Biến Độc Lập

Phương trình (1) FDIit PCRit LLit IXit PCFit GDPpcgit Phương trình (2) PCFit PCRit LLit IXit FDIit GDPpcgit Phương trình (3) LLit PCFit

FDIit IXit PCRit GDPpcgit Phương trình (4) PCRit PCFit FDIit IXit PCRit GDPpcgit Phương trình (5) IXit PCFit FDIit PCRit LLit GDPpcgit

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính bằng chứng ở các nước đang phát triển , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)