16 0( chấn lưu bên trong công suất danh nghĩa gồm
2.10.2.3. Các giải pháp trong vận hành
- Sử dụng ống tròn nhẵn để lấy khí vào.
- Giảm thiểu chỗ uốn trong đường ống
- Tắt quạt và quạt cao áp khi không cần thiết
- Hiện nay có nhiều biện pháp thông gió làm mát nhà xưởng. Khi sử dụng nên kết hợp các biện pháp trhông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.
- Lắp thông gió tự nhiên tại các nhà xưởng, kết hợp với quạt trên từng máy.
- Lắp đặt các hệ thống làm mát nhà xưởng như: phun nước mái nhà, làm trần xốp, lắp đặt cửa sổ, hệ thống thông gió tự nhiên, che chắn mái nhà các hướng nắng chiếu nhiều.
2.11. Giải pháp lựa chọn, vận hành bơm và hệ thống bơm
2.11.1. Giới thiệu
Hệ thống bơm chiếm khoảng 20% nhu cầu điện trên thế giới, hệ thống bơm được sử dụng hầu hết các nhà máy xí nghiệp để truyền dẫn chất lỏng , lưu thông chất lỏng trong một hệ thống. Hệ thống máy bơm có thể là tối quan trọng đến hoạt động của nhà máy. Trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp như nhiệt điện và hoá dầu, luyện thép,.. Máy bơm trực tiếp phục vụ sản xuất và vận hành cùng với hoặc nhiều hơn bất cứ thiết bị chính nào trong nhà máy. Tổng tiêu thụ điện năng trong quá trình vận hành hệ thống bơm luôn chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí vận hành hàng năm
Thực tế, khoảng 30% năng lượng tiêu thụ cho động cơ điện dùng cho các thiết bị sản xuất là dành cho máy bơm. Hệ thống máy bơm được coi là mục tiêu chính trong nỗ lực giảm chi phí năng lượng tiêu thụ của hệ thống động cơ điện.
Khi hệ thống bơm chưa được điều chỉnh để tối đa hiệu xuất, thì chúng đang làm mất lợi nhuận của công ty bằng việc lãng phí điện năng, chi phí bảo dưỡng cao, mất thời gian chờ sửa chữa và kém tin cậy.
Các thành phần chính của hệ thống bơm:
- Bơm (các loại bơm khác)
- Động cơ được dùng: động cơ điện, động cơ Diezen
- Đường ống dùng để vận chuyển chất lỏng.
- Van: dùng để kiểm soát lưu lượng trong hệ thống
- Các phụ kiện thiết bị điều khiển.
2.11.2. Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả
- Chọn bơm phù hợp với yêu cầu hệ thống để bơm luôn hoạt động ở điểm đạt hiệu suất tối ưu (BEP) .
- Loại bỏ van điều chỉnh lưu lượng:
Một biện pháp điều chỉnh lưu lượng bơm là đóng hoặc mở van xả (van tiết lưu) phương pháp này giảm lưu lượng của bơm nhưng không giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng. Biện pháp này tăng rung động và ăn mòn, vì thế tăng chi phí bảo trì bơm và giảm tuổi thọ bơm . Phương pháp này nên được loại bỏ trong hệ thống bơm.
- Loại bỏ điều chỉnh lưu lượng bằng rẽ nhánh:
Có thể giảm lưu lượng bằng cách sử dụng hệ thống điều chỉnh các rẽ nhánh . Trong hệ thống bơm đường ống được chia 2 dòng đi vào 2 đường ống khác nhau. Một đường ống đưa chất lỏng đến các nơi tiêu thụ, đường ống thứ 2 đưa chất lỏng quay trở lại nguồn. Phần chất lỏng quay trở lại nguồn này không cho mục đích nào vì vậy gây lãng phí năng lượng.
- Sử dụng các bơm song song để đáp ứng các nhu cầu khác nhau
Sử dụng hai bơm song song và tắt một bơm khi nhu cầu giảm có thể tiết kiệm năng lượng rất nhiều. Hai bơm này có thể khác nhau về lưu lượng.
- Sử dụng thiết bị điều khiểm tốc độ vô vấp(VSD)
Điều chỉnh lưu lượng bơm bằng cách thay đổi tối độ. Điều chỉnh tốc độ bơm là cách hiệu quả nhất để điều chỉnh lưu lượng, vì khi tốc độ bơm giảm, tiêu thụ năng lượng cũng giảm.
Ứng dụng hệ thống biến tần cho bơm khi:
- Dùng khi tải biến đổi ít nhất (30%)
- Cải tạo những nơi mà lưu lượng sơ cấp có thể thay đổi được. Hệ thống biến tần không nên áp dụng khi:
- Hệ thống điều khiển hiện tại đã quá cũ và các thiết bị đo lường chính xác không được ứng dụng.
- Hệ thống quá lớn, công trình cao, nếu chỉ có một hệ bán sơ cấp có thể sẽ phải rất lớn và cột áp mức quá lớn gây ra các vấn đề thuỷ lực thì phải dùng thêm hệ thống thứ cấp
- Hệ thống chia nhiều khu vực, đặc tính khác mà chung phòng máy. 2.12. Giảp pháp trắc quan trong hệ thống quản lý năng lượng
2.12.1. Thiết bị đo điện