Tình hình nghiên cứu trong nước về hoạt động giải thích văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về hoạt động giải thích văn bản quy phạm

luật của tịa án

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật chỉ chính thức thừa nhận và điều chỉnh hoạt động giải thích mang tính quy phạm đối với Hiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH. Tuy nhiên, cĩ thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu trong nước thường sử dụng thuật ngữ GTPL để chỉ các hoạt động giải thích khác nhau, cĩ thể là giải thích quy phạm pháp luật nĩi chung, giải thích tất cả VBQPPL hay chỉ giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Trong phần này, để thống nhất với cách dùng từ ngữ của chính các tác giả thể hiện qua các cơng trình nghiên cứu của họ, tác giả luận án đơi khi sử dụng từ GTPL để chỉ hoạt động GTVBQPPL.

1.1.2.1. Về khái niệm giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Đa số giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật đều xem GTPL là hoạt động làm rõ nội dung, bản chất, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật được giải thích nhằm đảm bảo cho sự nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật.93 Với khái niệm trên thì GTPL là hoạt động cần thiết trong quá trình thực hiện và áp dụng các quy phạm pháp luật, được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau, cĩ thể cĩ hoặc khơng cĩ hiệu lực ràng buộc.

Qua bài tham luận hội thảo quốc tế “Một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật”, tác giả Tơ Văn Hịa xây dựng khái niệm GTPL dưới gĩc nhìn hẹp hơn, gắn liền với hoạt động áp dụng pháp luật được thực hiện bởi chủ thể giải thích mang quyền lực nhà nước và đối tượng được giải thích chỉ giới hạn ở pháp luật thành văn. Cụ thể, GTPL “là hoạt động

của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền làm rõ nội dung một quy phạm nào đĩ của pháp luật thành văn để người áp dụng pháp luật nĩi chung cĩ thể thấy được một cách chắc chắn rằng quy phạm pháp luật đĩ điều chỉnh một hoặc một số hành vi hay vụ việc cụ thể nào đĩ như thế nào”.94 Với cách nhìn tương tự, trong đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và

91 Mark Seidenfeld (2014), “A Process Failure Theory of Statutory Interpretation”, William and Mary Law Review,

Vol. 56, tr.467.

92 Mark Seidenfeld (2014), tlđd số 91, tr. 473.

93 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội,

tr.200; Hồng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 506; Nguyễn Văn Động (2014), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, tr.387.

94 Tơ Văn Hịa (2009), “Một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật”, trong Kỷ yếu Giải thích pháp luật – Một số vấn

thực tiễn của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH” tác giả Nguyễn Văn Thuận cho rằng GTPL là “việc xác định nội dung và phạm vi áp dụng của

văn bản hay một quy định cụ thể của văn bản đĩ”.95

Gần đây, với bài báo tạp chí “Quyền và nghĩa vụ giải thích của Tịa án - từ gĩc nhìn

luật so sánh và trong bối cảnh áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015”, tác giả Nguyễn Ngọc

Điện đưa ra khái niệm giải thích luật là việc sử dụng các cơng cụ phân tích thích hợp để tác động vào một quy định của văn bản luật, nhằm làm sáng tỏ nội dung của quy định ấy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy định trong thực tiễn.96 Đồng thời qua sách “Phương pháp phân tích luật viết”, tác giả này cũng cho rằng giải thích luật viết chính là phân tích và nghiên cứu luật viết nhằm làm sáng rõ các quy tắc mà người làm luật muốn thiết lập, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.97 Từ khái niệm giải thích luật bên trên, tác giả luận án nhận thấy cĩ sự đồng nhất giữa khái niệm giải thích và phân tích luật. Giải thích là làm cho dễ dàng hơn để hiểu, cịn phân tích là xem xét bản chất hoặc cấu trúc, bằng cách chia tách đối tượng được phân tích ra các phần khác nhau để hiểu hoặc để giải thích.98 Cĩ thể cho rằng việc phân tích, mổ xẻ để xem xét các bộ phận của quy định là một trong những phương cách để giải thích làm rõ nghĩa của quy định.99

Xuất phát từ các cách hiểu khác nhau của thuật ngữ “pháp luật thành văn” và “giải thích”, tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân đã chia sẻ hai cách hiểu rộng hẹp khác nhau của GTVBQPPL mà tác giả gọi là giải thích pháp luật thành văn. Theo đĩ, pháp luật thành văn hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm văn bản ở cấp độ luật của nghị viện, cịn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm văn bản luật và cả văn bản dưới luật. Giải thích pháp luật thành văn hiểu theo nghĩa rộng khơng chỉ là hoạt động giảng giải của thẩm phán về nghĩa của các thuật ngữ hay cách diễn đạt trong pháp luật thành văn mà cịn bao gồm hoạt động sáng tạo của thẩm phán trong việc giới hạn, phát triển hoặc sửa đổi các quy phạm pháp luật thành văn.100

Từ các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy ở nước ta chưa cĩ thuật ngữ thống nhất chỉ hoạt động giải thích các quy tắc được thể hiện dưới dạng VBQPPL do quan điểm khác nhau về khái niệm giải thích, chủ thể giải thích, cách thức giải thích, mục đích giải thích. Tuy nhiên, điểm chung cĩ thể nhận ra giữa các khái niệm được nêu trên chính là ở đối

95 Nguyễn Văn Thuận (1999), Cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của

UBTVQH, Mã số 94-98- 106/ĐT, Hà Nội, tr.15.

96 Nguyễn Ngọc Điện (2018), “Quyền và nghĩa vụ giải thích của Tịa án- từ gĩc nhìn luật so sánh và trong bối cảnh

áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tr. 3.

97 Nguyễn Ngọc Điện (2019), Phương pháp phân tích luật viết, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 48-49.

98 Paddy Phillips (2010), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, NXB Oxford University Press, tr. 48, tr. 534.

99 Ngồi ra cĩ những phương pháp khác giúp làm rõ nghĩa của quy định cần giải thích như xem xét lịch sử lập pháp,

tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bối cảnh kinh tế, xã hội lúc giải thích và lúc ban hành.

100 Nguyễn Thị Ánh Vân (2012), “Bài học kinh nghiệm từ giải thích pháp luật thành văn của Cộng hịa liên bang

tượng giải thích. Dù đề cập đến các thuật ngữ khác nhau như GTPL nĩi chung hay giải thích pháp luật thành văn thì đối tượng được giải thích vẫn là các VBQPPL, khơng cĩ bản án, tập quán pháp, di chúc hay hợp đồng. Nhiệm vụ của luận án là cần xây dựng khái niệm khoa học về GTVBQPPL nĩi chung và GTVBQPPL của tịa án nĩi riêng.

1.1.2.2. Về thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án

Luận án tiến sĩ Luật học “Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Duyên Thảo dù tập trung miêu tả bức tranh thực tại về GTPL mang tính quy phạm của UBTVQH nhưng cũng cho thấy tịa án Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động GTPL. Luận án chỉ ra thực trạng rằng cơ quan cĩ thẩm quyền thì ít khi thực hiện quyền hạn của mình, trái lại cơ quan khơng cĩ thẩm quyền thì giải thích thường xun. Chính điều này làm cho mơi trường GTPL khơng trật tự, khĩ kiểm sốt và từ đĩ kiến nghị trao quyền giải thích tất cả các VBQPPL cho tịa án các cấp và thành lập Tịa án hiến pháp để đảm nhận quyền giải thích hiến pháp.101

Luận án tiến sĩ “Giải thích pháp luật hình sự: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Hồi Nam cho rằng Bộ luật Hình sự là luật nội dung cĩ vị trí hết sức đặc biệt vì liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân nên cần trao thẩm quyền giải thích pháp luật hình sự cho Quốc hội.102 Tuy nhiên, nhận ra tình trạng “dù muốn dù khơng

hoạt động giải thích pháp luật hình sự của tịa án vẫn đang tồn tại” nên luận án kiến nghị

trao thẩm quyền giải thích theo vụ việc cho tịa án, nhưng để phù hợp với thực tiễn nước ta, trước hết chỉ nên trao thẩm quyền này cho TANDTC.103 Tương tự, sách “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam” đã chỉ ra sự bất nhất giữa chức năng của tịa án trên thực tế và

theo quy định của pháp luật đồng thời kiến nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng TANDTC cĩ thẩm quyền GTPL (trừ hiến pháp), đồng thời vẫn giữ thẩm quyền giải thích của UBTVQH như hiện tại.104

Dù nghiên cứu về giải thích mang tính quy phạm, nhĩm nghiên cứu của đề tài khoa học cấp bộ “Hồn thiện pháp luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo quy định

của Hiến pháp năm 2013: Cơ sở lý luận và thực tiễn”105 vẫn khẳng định GTPL luơn gắn liền với q trình áp dụng pháp luật và giải thích hiến pháp luơn gắn liền với hoạt động bảo hiến là xu hướng chung của thế giới ngày nay. Nhĩm nghiên cứu đồng thời khẳng định

101 Phạm Thị Duyên Thảo (2012), Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa Luật, Đại học quốc

gia Hà Nội.

102 Vũ Hồi Nam (2018), Giải thích pháp luật hình sự: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Học viện

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 138- 139.

103 Vũ Hồi Nam (2018), tlđd số 102, tr. 142.

104 Nguyễn Văn Nam (2012), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp,

Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân, tr. 459.

rằng pháp luật một số nước theo mơ hình lập pháp GTPL cũng thay đổi cơ chế theo hướng cho phép tịa án tham gia vào hoạt động giải thích như Trung Quốc, Cuba.106 Từ đĩ, nhĩm nghiên cứu kiến nghị bên cạnh quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH, cần chính thức trao quyền GTPL cho tịa án nhân dân các cấp trong quá trình xét xử vụ việc cụ thể.107 Qua sách “Phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam” tác giả Cao Anh Đơ đề xuất xác định lại thẩm

quyền của tịa án để cơ quan này thực hiện đầy đủ các nội dung của quyền tư pháp bao gồm quyền GTPL và phán quyết tính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL.108 Hai tác giả Nguyễn Văn Quyền và Nguyễn Tất Viễn trong quyển “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” cho rằng theo quan niệm chung

của thế giới thì quyền tư pháp là quyền của tịa án được giải thích các quy phạm pháp luật và tạo ra án lệ.109

Bên cạnh đĩ, nhiều bài viết trên các tạp chí và tham luận hội thảo kiến nghị nhìn nhận lại thẩm quyền GTPL của tịa án. Trong các tham luận hội thảo quốc tế về GTPL năm 2008, tác giả Nguyễn Cửu Việt kiến nghị tăng cường hoạt động GTPL của tịa án, hạn chế giải thích quy phạm, chú trọng giải thích cá biệt,110 tác giả Trần Ngọc Đường cho rằng TANDTC nước ta cần cĩ quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh thơng qua hình thức án lệ hay nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC.111 Gần đây, với bài viết tạp chí “Đảm bảo thực hiện GTPL ở Việt Nam - Một số vấn đề thực tiễn và giải pháp”112 tác giả Hồng Thị Bích Ngọc cho thấy UBTVQH khơng thể đáp ứng nhu cầu GTPL trên thực tế, án lệ đã được cơng bố nhưng thẩm quyền GTPL của tịa án chưa được chính thức ghi nhận. Cho rằng tịa án GTPL là xu hướng chung của thế giới, bài viết trên kiến nghị ghi nhận thẩm quyền GTPL theo vụ việc của tịa án, đồng thời thay đổi cấu trúc bản án, dành một phần riêng cho các lập luận giải thích. Qua bài viết tạp chí“Một niềm tin, bốn triển

vọng và năm thách thức trong tiến trình thừa nhận quyền giải thích pháp luật của Tịa án”,

tác giả Cao Vũ Minh cho thấy sự thận trọng trong việc thay đổi để chấp nhận thẩm quyền

106 Lê Minh Hồng (2016), Hồn thiện pháp luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo quy định của Hiến pháp

năm 2013: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, tr. 65.

107 Lê Minh Hồng (2016), tlđd số 106, tr. 129.

108 Cao Anh Đơ (2018), Phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, tr. 191.

109 Nguyễn Văn Quyền và Nguyễn Tất Viễn (2017), sđd số 7, tr. 20, 42-44.

110 Nguyễn Cửu Việt (2009), “Vài nét về khái niệm giải thích pháp luật, quy định về giải thích pháp luật và thực tiễn

giải thích pháp luật ở Việt Nam”, Kỷ yếu giải thích pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 147.

111 Trần Ngọc Đường (2009), “Giải thích chính thức Hiến pháp, luật và pháp lệnh ở nước ta hiện nay- Thực trạng và

giải pháp”, Kỷ yếu giải thích pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.167 - 174.

112 Hồng Thị Bích Ngọc (2017), “Đảm bảo thực hiện GTPL ở Việt Nam - Một số vấn đề thực tiễn và giải pháp”, Tạp

chí khoa học Trường Đại học Vinh, [http://khoaluat.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/seo/bai-viet-dam-bao-thuc-

GTPL của tịa án, đồng thời khẳng định tịa án là cơ quan đáng tin tưởng để giao trọng trách này.113

Các cơng trình nghiên cứu trên giúp tác giả luận án củng cố lập trường về sự cần thiết để chính thức cơng nhận thẩm quyền GTVBQPPL của tịa án. Hơn nữa, gần đây pháp luật nước ta đã cĩ những thay đổi trong việc thừa nhận án lệ theo đường hướng giải thích. Trên cơ sở đĩ, luận án tiến tới nghiên cứu kinh nghiệm các nước về căn cứ, quy tắc và phương pháp giúp tịa án Việt Nam tiến hành GTVBQPPL một cách chính xác, hiệu quả và thuyết phục nhất.

1.1.2.3. Về vai trị của tịa án trong giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Tác giả Võ Trí Hảo cho rằng nhu cầu GTPL xuất phát từ hoạt động áp dụng các quy tắc pháp lý chung vào từng trường hợp cụ thể. Khẳng định rằng vai trị GTPL của tịa án Việt Nam đã được ghi nhận, điều này đồng nghĩa với việc tịa án Việt Nam đã được trao một phần quyền GTPL, từ đĩ tác giả kiến nghị cần phải dành cho tịa án nhiều quyền, nhiều hình thức GTPL hơn vì chính tính độc lập và chuyên mơn của tịa án sẽ giúp cho kết quả GTPL chính xác, khách quan, cơng bằng và kịp thời.114

Phần cuối của kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Giải thích pháp luật một số vấn đề lý luận

và thực tiễn”, diễn ra tại Hà Nội vào năm 2008 gồm sáu bài viết tập trung bàn luận về vai

trị quan trọng của tịa án trong GTPL. Theo tác giả Nguyễn Văn Điệp thì nhu cầu GTPL chủ yếu xuất phát từ tịa án nên tịa án phải cĩ quyền GTPL.115 Xem xét vấn đề GTPL vào thời điểm án lệ chưa được chính thức thừa nhận, tác giả Đỗ Văn Đại cho thấy trên thực tế tịa án thường xuyên GTPL và đã xây dựng được nhiều quy tắc pháp lý mà sau đĩ cơ quan lập pháp đã ghi nhận trong các VBQPPL. Tác giả Lưu Tiến Dũng cũng cho rằng GTPL là

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)