9.1.1. Giải quyết bụi
9.1.1.1. Nguồn gốc
- Bụi phát sinh do quá trình nghiền xi măng - Bụi trong quá trình bốc dỡ và đóng bao xi măng
9.1.1.2. Ảnh hưởng
- Động vật hít thở bụi xi măng khơng gây một biến đổi bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính nào. Tuy nhiên bụi bám trên lá và thân cây làm cho thực vật khơng quang hợp được.
- Bụi xi măng có kích cỡ rất nhỏ chỉ từ 3μm lơ lửng trong khí thải, dễ hít vào phổi gây ra các bệnh đường hơ hấp. Đặc biệt, khi hàm lượng SiO2 tự do lớn hơn 2% có khả năng gây bệnh silicon phổi, một bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm, phổ biến nhất của công nghệ sản xuất xi măng.
- Bụi theo gió phát tán rất xa, sa lắng xuống mặt đất và nước, lâu dần làm hỏng đất trồng, suy thoái hệ thực vật. Bụi trong khơng khí là vấn đề nan giải nhất trong cơng nghiệp sản xuất xi măng.
9.1.1.3. Giải pháp
- Sử dụng lọc bụi: Thiết bị thu hồi bụi khô hoạt động dựa trên cơ chế lắng khác nhau: trọng lực (các buồng lắng bụi), quán tính (lắng bụi nhờ thay đổi hướng chuyển động của dịng khí hoặc nhờ vào vách ngăn) và ly tâm (các cyclon đơn, nhóm và tổ hợp, các thiết bị thu hồi bụi máy và động). Các thiết bị thu hồi bụi nêu trên chế tạo và vận hành đơn giản, được áp dụng phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả thu hồi bụi không phải lúc nào cũng đạt yêu cầu nên thường đóng vai trị xử lý sơ bộ.
- Sử dụng Cyclon: đây là phương pháp được dùng rộng rãi hiện nay, Nguyên lý hoạt động như sau: Dịng khí nhiễm bụi được đưa vào phần trên của cyclone, thân cyclone thường là hình trụ có đáy là hình chóp cụt. Ống khí bẩn vào thường có dạng khối chữ nhật, được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân
9.1.2. Giải quyết nước thải
9.1.2.1. Nguồn gốc
- Nước thải từ quá trình vệ sinh máy nghiền nguyên liệu - Nước thải từ quá trình nghiền than
- Nước thải từ quá trình làm lạnh clinker, làm lạnh các thiết bị nghiền nguyên liệu - Nước thải rửa thiết bị, vệ sinh bể chứa dầu FO
- Nước thải rửa sân, tưới sân, khử bụi
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt.
9.1.2.2. Ảnh hưởng
- Nước thải sản xuất xi măng có chứa phần lớn acid, ion kim loại, một phần dầu mỡ do vệ sinh thiết bị. Qua đó, có thể thấy nước thải nhà máy xi măng có tính ăn mịn vật liệu cao (có chứa acid), nồng độ các ion kim loại cao, pH nước thải không ổn định theo tính chất dịng thải,…
- Ngồi ra, trong nước thải cịn chứa hàm lượng cặn lơ lửng cao, nhiều tạp quặng như pirit, COD lớn, ngăn cản quá trình trao đổi oxy trong môi trường nước, ….
- Nước thải rửa sân, tưới sân, khử bụi.… chứa nhiều tạp chất rắn và các loại chất bẩn khác với hàm lượng cặn lơ lửng lớn (500 – 1500mg/l), độ kiềm cao (thường có pH > 8.0), tổng độ khống hóa lớn (500 − 1000mg/l).
- Nước thải sinh hoạt của con người trong khu sản xuất có chứa các chất hữu cơ (chủ yếu là các loại carbohydrate, protein, lipid,…) là các chất dễ bị sinh vật phân hủy, dễ bốc mùi hơi thối, khó chịu. Các chất dinh dưỡng N, P có nhiều trong nước thải chính là yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Nước thải nhà bếp có hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ khoáng, chất tẩy rửa cao.
9.1.2.3. Giải pháp
- Nước thải sản xuất: sử dụng phương pháp bể lắng và gạn dầu trước khi cấp lại sản xuất. Các cặn trong bể lắng sẽ được vệ sinh định kì
- Nước thải sinh hoạt: sử lý bằng bể tự hoại và bể sinh học.
9.1.3. Giải quyết khí thải
- Các chất khí độc hại gây ra trong quá trình nung clinker: CH4, NOx, SOx, CO, CO2
9.1.3.2. Ảnh hưởng
- Là ngun nhân của hiện tượng nóng lên tồn cầu - Gây hại sức khỏe của sinh vật sống
- Giảm tốc độ sinh trưởng của thực vật
9.1.3.3. Giải pháp
- Thiết kế các thiết bị lọc khí thải nhằm giảm bớt yếu hại.
- Bên cạnh đó việc xây dựng nhà máy ở nơi xa khu dân cư và ống khói cao cũng là một giải pháp
9.1.4. Giải quyết tiếng ồn
8.1.4.1. Nguồn gốc
- Từ các q trình máy móc hoạt động trong quá trình nung và nghiền
8.1.4.2. Ảnh hưởng
- Các tiếng ồn là thứ chắc chắn sẽ có trong nhà máy nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến cơng nhân khi tham gia sản xuất.
- Tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh
8.1.4.3. Giải pháp
- Đặt nhà máy ở những nơi xa khu dân cư - Sử dụng hệ thống nghiền kín
- Sử dụng các loại gạch hiện đại có tác dụng cách âm