sau khi tôi áp dụng các giải pháp trên như sau:
Mức độ đạt được của học sinh Đầu năm học Cuối năm học
Hát đúng giai điệu, lời ca các bài
dân ca đã học 75% 90%
Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm phù
hợp với từng bài dân ca 80% 95% Biết hát kết hợp với biểu diễn động
tác phù hợp với từng bài dân ca 75% 90% Phân biệt được dân ca vùng, miền
khi được nghe 60% 80%
Yêu thích các bài dân ca 65% 90%
Tỉ lệ học sinh yêu thích học hát các bài dân ca, hát đúng giai điệu và lời ca, biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm và biểu diễn các động tác múa phù hợp với sắc thái của từng bài hát dân ca đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh phân biệt được dân ca vùng, miền khi được nghe vẫn chưa cao tuy nhiên cũng đã tăng hơn so với đầu năm học.
- Giá trị khoa học: Với những kinh nghiệm trên tôi đã thành công trong việc dạy hát và cung cấp thêm những kiến thức ban đầu về kho tàng dân ca của Việt Nam. Học sinh được học hát, được nghe các làn điệu dân ca và hiểu được rằng: Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của ơng cha để lại, từ đó các em càng phải trân trọng, giữ gìn, học tập, tiếp tục phát triển những vốn quý ấy, từ đó các em càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta.
Hầu hết học sinh đều rất yêu thích và hào hứng học tiết Âm nhạc có bài hát dân ca. Đa số học sinh hát đúng giai điệu, hát đúng các tiếng hát luyến láy của bài hát, một số em năng khiếu còn biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát.
Các em đã biết phân biệt được làn điệu dân ca của từng vùng miền qua nghe giai điệu và lời ca của các bài hát có sử dụng các từ đệm. Từ đó học sinh
học tập sáng tạo hơn trong giờ học như: tự tìm tịi chuẩn bị các nhạc cụ gõ đệm phù hợp với bài hát hoặc tự sáng tạo những động tác múa, động tác biểu diễn vận động phụ họa phù hợp với nội dung bài dân ca được học.
Dạy hát dân ca khơng những góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hoá của dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể mà cịn giáo dục các giá trị thẩm mỹ, đạo đức, định hướng nhân cách cho học sinh, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, tình u q hương đất nước, tình cảm gia đình, bạn bè…Điều này rất quan trọng khi giảng dạy những kiến thức về địa phương.
Khi lên lớp tơi cảm thấy vững vàng tự tin hơn, có những sáng tạo linh hoạt trong các biện pháp tổ chức lớp học. Qua những tiết học hát dân ca, các em đã có những ấn tượng đẹp về âm nhạc dân gian, kích thích hứng thú học tập, ham tìm tịi học hỏi những cái hay, cái mới, những bài dân ca độc đáo của kho tàng dân ca Việt Nam.
Học sinh được phát huy tính sáng tạo bằng việc tự sáng tác lời ca mới cho bài dân ca. Có tinh thần đồn kết giúp đỡ nhau trong học tập, biết ngắm nhìn, biết lắng nghe và hưởng thụ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống từ đó tâm hồn trí tuệ cũng ngày càng giàu hơn, đẹp hơn. Đồng thời phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về hát dân ca, làm nguồn cho các cuộc thi đạt nhiều kết quả cao do các cấp tổ chức.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận
Dân ca được xem là tài sản vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại,
dân ca là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ thể của mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngơn ngữ, giọng nói của từng vùng quê của Tổ quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là tài sản tinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế kỷ.
Với học sinh Tiểu học - thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thu được các nền văn hóa thế giới mà khơng quên mất những tinh hoa văn hóa của dân tộc thì ngay từ khi cịn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải có được một tình u thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca cho học sinh Tiểu học luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. Như lời dặn dị cuối cùng của Bác Hồ trước lúc ra đi: “…rằng đã yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca….”