Mối quan hệ BSC và KP

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ THEO MỤC TIÊU, BSC, KPI ( Phân tích kinh doanh) (Trang 32 - 34)

- Nhược điểm:

9, Mối quan hệ BSC và KP

KPI song song vs BSC

-Nếu như BSC đánh giá sự hoàn thành của doanh n ghiệp thông qua 4 chỉ tiêu (tài chính, khách hàng, quá trình hoạt độn g nội bộ, hoạt động nghiên cứu phát triển), giúp doanh n ghiệp phát triển cân đối và bền vững thì KPI được áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý côn g việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân.

-BSC & KPI giúp kết nối giữa chiến lược lãnh đạo và chiên lược kinh doanh Chiến lược lãnh đạo chính là quá trình hiện thực “giấc mơ” của người chủ doanh nghiệp, là sự cổ vũ nhân viện thực thi kế hoạch kinh doanh.

IV. Kết hợp 3 công cụ quản trị hiệu suất cho doanh nghiệp Bước 1: Sử dụng BSCs để lên chiến lược tổng thể

Bước 2: Xác định các mục tiêu trong 4 khía cạnh chính của BSCs bằng các KPIs

Bước 3: Triển khai các KPIs hiệu quả bằng công cụ MBO

- Trước hết, các doanh nghiệp sử dụng BSC để lên chiến lược tổng thể trong doanh nghiệp có thể trong 1 năm hoặc 2 năm. Chiến lược tổng thể này là cái mà doanh nghiệp muốn hướng tới dựa theo 4 yếu tố chính của BSC là "hoc hỏi và phát triển"; "quy trình kinh doanh"; “khách hàng" và “tài chính". Trong mỗi yếu tố này, các nhà lãnh đạo sẽ xác định các mục tiêu cốt lõi cần đạt được và các mục tiêu này sẽ có sự kết nối chặt chẽ với nhau để đảm bảo hướng đến đạt được chiến lược tổng thể chung của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu công ty đặt mục tiêu “ tài chính" tăng lợi nhuận thì mục tiêu này sẽ là sự kết nới với mục tiêu trong “quy trình kinh doanh" là cải thiện quy trình phới hợp nội bộ cũng như cải thiện hiệu suất kinh doanh.

- Tiếp đến sau khi xác định các mục tiêu trong 4 khía cạnh chính của BSC, các nhà lãnh đạo sẽ tạo ra danh sách các KPIsđể đạt những mục tiêu đã đề ra. Những KPIs đảm bảo một số tiêu chí như có tính khả thi, dễ đo lường, có thời gian hoàn thiện. KPIs cho các mục tiêu có thể thực hiện theo quý hoặc theo tháng. Tuy nhiên nếu chi đưa ra KPIs, nhân sự cảm thấy bối rối khi không biết thực hiện thế nào và bắt đầu từ đâu dẫn đến hiệu quả không cao. Vì vậy, tiếp theo các doanh nghiệp có thể sử dụng MBO để cụ thể KPIs thành những hành động và kết quả cụ thể. MBO có thể đưa ra cho mỗi cá nhân hoặc phòng ban theo ngày, tháng. Việc áp dụng MBO giúp cụ thể hóa mục tiêu và các cách thức thực hiện KPIS hiệu quả nhất. Điều này giúp nhân sự hình dung rõ những gì mình phải làm, qua đó tăng hiệu suất công việc và nâng cao động lực với mỗi cá nhân.

- Vd: minh hoạ yếu tố hoc tập và phát triển của BSC là một công ty, khi làm KPIs là 42giờ hoc/ cá nhân mỗi năm. Khi được triển khai x́ng thì vận hành rất lúng túng, cớ gắng tìm thật nhiều cách thức đào tạo, thật nhiều cách triển khai. Khi áp dụng MBO thì người nhận nhiệm vụ sẽ nhận ra rằng mục đích của việc này là để moi người trong công ty hoc tập liên tục để nâng cao hiệu quả làm việc. Ḿn nâng cao hiệu quả làm việc thì sẽ phải tạo thói quen hoc tập. Muốn tạo thành thói quen thì mỡi nhân viên sẽ được chon một kĩ năng mà ho muốn phát triển và hàng tuần kỹ năng đó được hoc trong 2 giờ. Như vậy MBO đã làm rõ mục đích và cách thức thực hiện để đạt được KPIs đã đề ra.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ THEO MỤC TIÊU, BSC, KPI ( Phân tích kinh doanh) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w