Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện trong phân môn Tập viết

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy Tiếng Việt tiểu học phần 4 (Trang 37 - 40)

7.1. Kĩ năng đầu tiên cần rèn luyện cho học sinh không phải là viết chữ mà là những kĩ năng ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động viết là những kĩ năng ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động viết chữ. Đó là cách ngồi, cách cầm bút, cách để vởđúng (khoa học).

a. Tư thế ngồi viết: Học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, mắt nhìn cách vở 25 - 30cm. Để khi viết bàn tay phải và cánh tay phải của học sinh có thể dịch chuyển dễ dàng từ trái sang phải, cần hướng dẫn các em đặt cánh tay trái trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép trái của vở để giữ vở cho khỏi xê dịch; cánh tay phải đặt trên mặt bàn một cách tự nhiên.

b. Cách cầm bút: Để việc cầm bút được thuận lợi, học sinh phải cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ để phía trên, đầu ngón tay giữa ở bên trái, phía bên phải của đầu bút dựa vào vào đốt đầu của ngón tay giữa. Cách cầm bút đúng như trên giúp cho học sinh giữ bút được chắc và điều khiển bút một cách linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết còn có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.

c. Cách để vở: Đặt vở nghiêng một góc khoảng 15- 30o về phía trên bên phải so với mép bàn. Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ viết là vận động từ trái sang phải.

7.2. Trong các kĩ năng viết chữ, mức độ thấp nhất nhưng hết sức quan trọng là kĩ năng viết các nét chữ cơ bản. Nói viết nét là kĩ năng quan trọng bởi vì là kĩ năng viết các nét chữ cơ bản. Nói viết nét là kĩ năng quan trọng bởi vì học sinh chỉ có thể viết chữ đẹp trong thời gian ngắn nhất khi các em biết viết các nét cơ bản đúng hình dáng, kích thước và đúng quy trình.

Sau khi biết viết các nét chữ cơ bản, học sinh cần tập liên kết các nét chữ với nhau để tạo ra các chữ cái. Để đảm bảo quy trình viết liền mạch, học sinh phải tập các thao tác lia bút và rê bút. Lia bút là thao tác viết một chữ cái hay nối các chữ cái với nhau bằng viết dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn…) một cách liên tục, nhưng không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng…). Rê bút là thao tác viết đè lên nét chữ đã viết nhưng theo hướng ngược lại. Lúc này, dụng cụ viết chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ:

Khi liên kết các chữ cái thành chữ ghi âm, vần hoặc ghi tiếng, có thể xảy ra các trường hợp sau:

a. Trường hợp viết nối thuận lợi

Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và chữ cái đứng sau đều có nét liên kết (gọi là liên kết hai đầu). Khi viết, người viết chỉ cần đưa nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước đến đến đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải. Mặc dù đây là trường hợp thuận lợi nhưng người viết vẫn phải chú ý điều tiết độ cao, độ rộng của các nét chữ một cách hợp lí thì sản phẩm chữ viết mới hài hoà, đẹp mắt. Ví dụ: chim yến, nét chữ, vi tính.

b. Trường hợp viết nối không thuận lợi.

Đây là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từđiểm cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau. Có các trường hợp cụ thể sau đây:

- Liên kết một đầu:

+ Chữ cái đứng trước có nét liên kết, chữ cái đứng sau không có nét liên kết. Ví dụ: đô, no, mơ, ác, bát ngát, cá, cờ,…

Điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái đứng trước. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau rồi viết, sao cho nét cong trái của chữ cái đứng sau chạm vào điểm dừng bút của chữ cái đứng trước.

+ Chữ cái đứng trước không có nét liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết. Ví dụ: quý, sư, thời, ướt, ôn…

Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch. Điểm liên kết sẽ là điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau.

- Không có nét liên kết

Đây là trường hợp cả hai chữ cái đứng cạnh nhau đều không có nét liên kết, khi viết phải tạo thêm nét liên kết phụ. Ví dụ: chót vót, con sóc, ốc…

Cần xác định điểm nối ở chữ cái đứng sau sao cho nét liên kết phụ nối từ chữ cái đứng trước chạm vào đúng điểm liên kết của chữ cái đứng sau. Ví dụ:

Khi viết các chữ có dấu phụ, dấu thanh, cần chú ý viết dấu phụ và dấu thanh sau khi viết “thân chữ” (tập hợp các nét chữ cơ bản đã liên kết với nhau theo quy trình viết liền mạch). Có như vậy các thao tác viết chữ mới được hiện thực liền mạch, đảm bảo tốc độ viết và tính thẩm mĩ của chữ viết. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy Tiếng Việt tiểu học phần 4 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)