1. Dự báo xu thế phát triển du lịch thế giới
Nhu cầu đi du lịch của người dân trên thế giới ngày càng tăng cao: Với
những bước phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao ... Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch đã trở thành nhu cầu khách quan và có mức tăng trưởng nhanh.
Du lịch trên phạm vi toàn cầu phát triển: Theo tổ chức Du lịch thế giới
(UNWTO) ước tính lượng du lịch quốc tế (inbound) năm 2019 đạt 1,5 tỷ lượt, tăng 4% so với năm 2018 và tăng 900 triệu lượt người so với thập kỷ trước. Tổ chức UNWTO cơng bố Việt Nam nằm trong 20 quốc gia có sự phát triển du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019.
Khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Nền chính
trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc…., đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch tồn cầu, trong bối cảnh đó, dịng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hịa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.
2. Dự báo xu thế phát triển du lịch tại Việt Nam
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của thời tiết khiến du lịch Việt Nam chịu tổn thất nặng nề. Việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid-19 đã khiến khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm 2019, khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50% do các đợt dãn cách xã hội. Tổng doanh thu từ du lịch trong năm 2020 chỉ đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% so với năm 2019 (tương đương 19 tỷ USD).
Dịch Covid-19 đã buộc ngành du lịch phải chuyển hướng và tập trung phát triển du lịch nội địa. Du lịch trong nước đã giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi và duy trì hoạt động.
Trong giai đoạn tới, ngành du lịch Việt Nam sẽ chuyển hướng tập trung khai thác thị trường đa dạng hơn, không chỉ tập trung vào thị trường Đông – Bắc Á (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) mà còn mở rộng khai thác các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ với khách du lịch có mức chi tiêu cao hơn và thời gian lưu trú dài hơn.
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thời gian tới, việc liên kết vùng, liên kết địa phương, liên kết ngành, liên kết doanh nghiệp sẽ được chú trọng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng cao, tránh cạnh tranh và xung đột, bằng cách xác định những sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp, hấp dẫn của từng vùng.
Khơng chỉ vậy, mục đích của đa số khách du lịch vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và cơng nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).
Hơn nữa, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, tiếp thị và bán sản phẩm du lịch. Các xu hướng du lịch mới như: Du lịch thông minh, du lịch sáng tạo dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dữ liệu toàn cầu sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai.
Trước sự thay đổi về khái niệm du lịch theo hướng trải nghiệm, xu hướng khám phá và khả năng sẵn sàng chi trả cho kỳ nghỉ của du khách, trong thời gian tới, du lịch Việt Nam chú trọng phát triển một số loại hình, sản phẩm du lịch như:
‐ Dịng sản phẩm du lịch mạo hiểm, các tour mang tính độc, lạ với những
hoạt động như: Du lịch dã ngoại Trekking, leo núi, nhảy dù, chèo thuyền vượt thác, khám phá hang động… gắn với các tài nguyên du lịch đặc sắc trong nước;
‐ Dòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch xanh;
‐ Dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp như: Du lịch Golf, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm)…;
‐ Dịng sản phẩm mang tính khám phá, trải nghiệm văn hóa đặc trưng của
điểm đến;
‐ Dòng sản phẩm nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe;
‐ Dịng sản phẩm ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 như: Tour
3. Dự báo xu thế phát triển du lịch huyện Tam Đảo
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, huyện Tam Đảo đã tiến hành thực hiện mục tiêu kép “vừa đảm bảo
an tồn phịng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế, phát triển du lịch”, đưa ra nhiều
giải pháp triển khai đồng bộ và hiệu quả: Phối hợp với Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc hè du lịch tại thị trấn Tam Đảo; Phát động chương trình kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; xây dựng Đề án “Làng văn hóa du lịch dân tộc Sán Dìu huyện Tam Đảo”…
Huyện Tam Đảo đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực, tăng khả năng thu hút khách du lịch, xây dựng thương hiệu cho du lịch huyện Tam Đảo, đẩy mạnh chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Tam Đảo đến du khách trong nước và quốc tế.
Tam Đảo là huyện có ưu thế phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, sinh thái theo hướng bền vững. Thời gian tới, xu thế phát triển các sản phẩm du lịch tại địa phương sẽ là:
‐ Dòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn;
‐ Dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp như: Du lịch Golf, du lịch MICE…;
‐ Dịng sản phẩm mang tính khám phá, trải nghiệm văn hóa tại địa phương
(tâm linh tín ngưỡng, văn hóa dân tộc Sán Dìu);
‐ Dịng sản phẩm nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe như: Tắm lá
thuốc, ăn chay …