CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch
Định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 vẫn xác định tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch biển đảo làm hướng chủ đạo. Bên cạnh đó cần phát triển du lịch sinh thái núi ở phía Tây và ở các đảo ven bờ, du lịch văn hóa gắn với các lễ hội; đẩy mạnh phát triển du lịch MICE và du lịch tàu biển… Vì vậy, cần phải xây dựng trung tâm hội nghị, hội thảo lớn, kết hợp với các cơng trình dịch vụ và vui chơi giải trí cao cấp; đồng thời cần phát triển các tour du lịch ngắn, gắn liền với du lịch đồng quê thuộc khu vực Nha Trang và các vùng phụ cận.
3.3. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, liên kết, tìm kiếm thị trường
Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế. Thực hiện các chương trình thơng tin tun tuyền, cơng bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
Tích cực thực hiện phối hợp liên kết vùng, với tư cách là một cực của trung tâm du lịch kết hợp với các địa phương phía Bắc, Nam duyên hải miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên (Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lắk…) tạo thành “sân chơi chung” cho du lịch các tỉnh. Xúc tiến mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường, lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp với một số phương án đã
Tác động của du lịch biển đảo đến
Kinh tế du lịch thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
được đưa ra trong chiến lược phát triển du lịch năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 như sau:
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ (khách Đài Loan, Pháp, Nhật, Hồng Kông, Mĩ, Nga và một số nước SNG, nhưng phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đồng thời có chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm du lịch.
- Chiến lược sản phẩm cũ - thị trường mới: Là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho thị trường khách du lịch mới như Singapore, Hàn Quốc…
- Chiến lược sản phẩm mới - thị trường cũ: Là phát triển sản phẩm du lịch mới cho thị trường khách du lịch quen thuộc; chiến lược này khả thi hơn cả, vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới làm cho du khách không nhàm chán và không giảm sút thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn đối với thị trường khách mới. - Chiến lược sản phẩm mới - thị trường mới: Là đồng thời phát triển sản phẩm du
lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến lần nào.