QUY TRÌNH THANH TỐN THEO PHƯƠNG THỨC CAD

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 29 - 46)

(Bài giảng thanh toán quốc tế - GV.Nguyễn Minh Thu Thủy)

Giải thích:

(1) Nhà nhập khẩu sẽ ký với ngân hàng một bảng ghi nhớ gồm hai phần: - Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi, số dư tài khoản bằng 100% giá trị hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu.

- Yêu cầu về bộ chứng từ thanh tốn mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng. Nhà xuất khẩu Ngân hàng Nhà nhập khẩu (2) (1) (5) (3) (4) Gửi hàng

30

- Nhà nhập khẩu chuyển tiền vào tài khoản tín chấp.

(2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu về việc tài khoản tín chấp đã được mở.

(3) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

(4) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ, nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng thanh tốn cho nhà nhập khẩu.

(5) Ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng và tất tốn tài khoản tín thác.

c. Nhận xét:

- Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau.

- Nhà xuất khẩu bán những mặt hàng khan hiếm hoặc dễ tiêu thụ, có nhu cầu cao trên thị trường.

- Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu.

d. Ưu điểm và nhược điểm: - Ưu điểm:

+ Thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh và chi phí thấp.

+ Người bán thanh tốn bằng phương thức này rất có lợi, giao hàng xong là được tiền ngay, rút ngắn được thời gian nhận tiền do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp bởi một ngân hàng duy nhất phục vụ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

+ Nhược điểm:

+ Người mua phải có đại diện hay chi nhánh ở nước người bán vì phải xác nhận hàng hóa trước khi gửi.

+ Việc ký quỹ để thực hiện CAD sẽ dẫn đến ứ động vốn tại ngân hàng. Nếu người bán khơng giao hàng thì tiền ký quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.

2.1.4.5. Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C - Letter of Credit):

a. Khái niệm:

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (cịn gọi là thanh toán bằng L/C) là phương thức thanh toán phổ biến và quan trọng trong giao dịch thương mại hiện nay. Bởi vì phương thức này vừa đảm bảo cho người bán thu được tiền

31

một cách chắc chắn (vì có sự bảo lãnh của ngân hàng), vừa đảm bảo cho người mua nhận được hàng hóa, dịch vụ phù hợp với số tiền mà mình đã thanh tốn một cách kịp thời.

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một văn bản pháp lý do ngân hàng phát hành (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu (người mở thư tín dụng) nhằm đảm bảo thỏa thuận thanh toán một khoản tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát thông qua ngân hàng đại diện bên xuất khẩu.

b. Các bên tham gia:

+ Người yêu cầu mở thư tín dụng L/C (Applicant): Là người mua, nhà

nhập khẩu hàng hóa.

+ Ngân hàng phát hành L/C (Opening/Issue Bank): Ngân hàng mà người

nộp đơn xin mở L/C.

+ Người thụ hưởng (Beneficiary): người xuất khẩu, được ngân hàng phát

hành L/C cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Ngân hàng mà người thụ hưởng là khách hàng hoặc ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngồi ra, cịn có thể có các ngân hàng tham gia trong phương thức thanh toán này như sau:

+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank): các ngân hàng này có thể có hoặc khơng tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

32

c. Quy trình thanh tốn:

Hình 2.5: QUY TRÌNH THANH TỐN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

(Bài giảng thanh toán quốc tế - GV.Nguyễn Minh Thu Thủy)

Giải thích:

(1) Người nhập khẩu đến ngân hàng mở L/C đề nghị mở L/C cho người thụ hưởng.

(2) Theo đơn xin mở L/C, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở L/C tại ngân hàng thông báo.

(3) Ngân hàng nhập khẩu nhận được L/C, xác thực L/C và thông báo L/C cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu chấp nhận L/C và giao hàng cho người nhập khẩu. (5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C, xuất trình đến ngân hàng thơng báo.

(6) Ngân hàng thông báo nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ.

(7) Ngân hàng phát hành sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ họ sẽ tiến hành thanh toán.

(8) Ngân hàng phát hành thông báo cho nhà nhập khẩu tiền đã thanh toán đồng thời gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng.

d. Thư tín dụng:

Khái niệm

Thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết trả tiền có điều kiện, do một ngân hàng (ngân hàng phát hành) ký phát hành cho người xuất khẩu (người

33

hưởng lợi nói chung) để cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện đã nêu trong thư tín dụng, và được minh chứng bằng một bộ chứng từ hợp lệ hợp pháp và được xuất trình đúng hạn.

Thư tín dụng được phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu. Như vậy L/C là một thư bảo lãnh của ngân hàng. Người nhập khẩu muốn được ngân hàng bảo lãnh phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do ngân hàng phát hành qui định, còn ngân hàng phát hành L/C là người đứng ra trả tiền thay cho người nhập khẩu.

Nội dung

Thư tín dụng do các ngân hàng phát hành, có thể sử dụng mẫu khác nhau, nhưng thơng thường có những nội dung cơ bản sau:

 Tên và địa chỉ của ngân hàng phát hành L/C.  Tên và địa chỉ của ngân hàng thông báo L/C.

 Tên và địa chỉ của một số ngân hàng có liên quan (ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán,...).

 Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C.  Tên và địa chỉ của người hưởng lợi.  Số hiệu L/C, địa điểm, ngày mở L/C:

Số hiệu L/C: Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán và là cơ sở để trao đổi thư từ, điện tín khi thực hiện L/C.

Địa điểm: là địa điểm mà ngân hàng viết cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, có ý nghĩa quan trọng là nơi lựa chọn nguồn luật để giải quyết những tranh chấp xảy ra.

Ngày mở L/C: ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà nhập khẩu, là ngày chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của L/C.

 Loại thư tín dụng: có nhiều loại L/C nên cần phải ghi rõ L/C thuộc loại gì. Theo UCP 500, nếu khơng ghi rõ L/C loại gì thì được coi là L/C khơng thể hủy ngang.

 Thời hạn hiệu lực của L/C: được tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hiệu lực thanh toán L/C. Thời hạn hiệu lực L/C là thời hạn cuối cùng cho việc xuất trình bộ chứng từ để được thanh toán chấp nhận.

34

 Thời hạn trả tiền của L/C: là trả tiền ngay hay trả tiền sau bằng hối phiếu. Nếu trả sau bằng hối phiếu có kỳ hạn thời hạn trả tiền được tính kể từ ngày chấp nhận hối phiếu.

 Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán qui định.

 Số tiền của L/C.

 Tên hàng, quy cách phẩm chất, giá đơn vị, bao bì đóng gói, số lượng, trọng lượng,...

 Phương tiện vận chuyển.  Phương thức vận chuyển.

 Danh mục và số lượng các loại chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình.

 Những điều khoản của ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán,...

 Những quy định đặc biệt khác (nếu có).

 Lời cam kết, chữ ký và con dấu của ngân hàng phát hành L/C nếu mở L/C bằng thư hoặc mật mã nếu L/C mở bằng điện báo.

Ý nghĩa:

L/C là văn bản chi phối tồn bộ quy trình thanh tốn theo phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, bao gồm những ngân hàng tham gia, thời hạn gửi hàng, vận chuyển, thời hạn hiệu lực, các điều kiện và cách trả tiền,...

L/C là văn bản cam kết của ngân hàng phát hành L/C, mặc dù L/C được thành lập trên cơ sở của hợp đồng thương mại, nhưng sau khi được chuyển đến cho người hưởng lợi thì nó hồn tồn độc lập với hợp đồng thương mại. Vì vậy, L/C trở thành căn cứ pháp lý để thanh toán và xử lý tranh chấp nếu có xảy ra.

Phân loại L/C:

Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là một thư tín dụng mà

ngân hàng và người mua lúc nào cũng có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần báo cho người bán biết. Do đó, loại thư tín dụng này ít được sử dụng do khơng bảo đảm được quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Nó chỉ có tính chất như một tờ hứa hẹn chứ không phải là một sự cam kết trả tiền mang tính pháp lý.

Thư tín dụng khơng thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng

35

người bán trong thời hạn thư tín dụng có hiệu lực, khơng được sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu khơng có sự đồng ý của các bên liên quan. Thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho người bán nên nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán.

Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C

Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) Thư tín dụng tuần hồn (Revolving L/C) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

Nhận xét:

Phương thức thanh toán này có sự tham gia của ngân hàng với tư cách là người cam kết, do đó đảm bảo quy trình thanh tốn được tiến hành trơi chảy thuận tiện và đảm bảo được cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu.

Phương thức thanh tốn L/C có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, những trường hợp thường áp dụng phương thức này là:

- Giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa quen biết, quan hệ kinh tế chưa thường xuyên.

- Sự tin cậy lẫn nhau giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa cao. - Giá trị giao dịch thương mại lớn và hàng hóa phải giao nhiều lần, nhiều đợt.

2.1.5. Bộ chứng từ hàng hóa thanh tốn quốc tế:

- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Hóa đơn thương mại là

chứng từ hàng hóa do người bán lập, trao cho người mua để chứng minh thực sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi người mua trả tiền.

- Vận đơn đường biển (Marine/ ocean bill of lading): Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển cấp cho người gởi hàng.

36

Tác dụng:

B/L là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở, thực hiện hợp đồng vận chuyển.

B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trong vận đơn, cho phép người nắm bản gốc của vận đơn nhận hàng khi tàu cập bến. Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất hoặc nhập khẩu.

Làm một chứng từ trong bộ chứng từ mà người bán gởi cho người mua hoặc ngân hàng để thanh toán tiền hàng.

Là chứng từ có thể cầm cố, mua bán (tính lưu thơng của vận đơn).

- Phiếu đóng gói (Packing list): Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do nhà xuất khẩu cấp hoặc do phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp nếu như trong thư tín dụng (L/C) có qui định. Ở Việt Nam giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do phịng thương mại và công nghiệp cấp.

- Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of Quantity/ Weight): Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng hàng hóa mà người bán giao cho người mua do cơ quan kiểm nghiệm phẩm chất hàng hóa xuất nhập khẩu cấp.

- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa (Certificate of Quality): Là chứng từ xác nhận phẩm chất của hàng hóa phù hợp với những điều kiện ghi trong hợp đồng.

- Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): Là chứng từ xác định tình trạng khơng độc hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ do cơ quan y tế hoặc do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): Là chứng từ do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là khơng có bệnh dịch, nấm độc,…

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate): Là chứng từ do cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa khơng có vi trùng gây dịch bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh.

37

- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Là chứng từ do

người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

- Tờ khai hải quan: Chủ hàng phải khai các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục về giấy tờ.

2.1.6. UCP - văn bản pháp lý trong thanh toán quốc tế:

2.1.6.1. Giới thiệu UCP:

UCP (Uniform Customs Practice Documentary Credit): Quy tắc thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ được coi là một định chế tài chính quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ.

Đến nay UCP đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung qua các năm: 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 (UCP 500) và gần đây nhất là bản sửa đổi UCP số hiệu 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

2.1.6.2. Vai trò của UCP:

UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn; thời gian kiểm tra chứng từ chỉ mất 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày như trước.

UCP đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam.  Đối với ngân hàng :

- UCP được xem như là một căn cứ pháp lí giúp mau chóng tháo gỡ và giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

- UCP là cẩm nang hướng dẫn giúp ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong việc thanh toán xuất nhập khẩu.

- Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán của doanh nghiệp khi sử dụng phương thức thanh tốn và biết mình phải làm gì, thực hiện các chức năng nào khi ngân hàng đóng vai trị là ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu…

38

- Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng (trong UCP chỉ rõ chức năng và nhiệm vụ của từng bên tham gia).

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

- UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại, kiện (nếu có) đối với ngân hàng nếu như không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện tốt

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 29 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)