Chuẩn bị hố đào

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Xây dựng: CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG BARRETTE TRONG THỰC TIỄN (Trang 37 - 38)

- Hệ thống điện: Cung cấp điện cho thi công bao gồm các loại tiêu thụ:

1.4.3. Chuẩn bị hố đào

Trước khi đào hào phải tiến hành trắc địa cho toàn bộ công trình, định vị đường dẫn, đảm bảo yêu cầu đào đúng vị trí và hướng đào thẳng góc. Công tác đánh dấu mốc định về tọa độ, về độ cao phải được chuẩn bị kỹ và phải lập biên bản nghiệm thu trước khi thi công.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG

Đào tường dẫn theo mặt bằng dọc tuyến hào định vị theo thiết kế kỹ thuật, đặt vào tường dẫn một khung cữ bằng thép được chế tạo sẵn. Tường dẫn bằng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch XM max ≥ 75 định vị ở hai bên với chiều cao và chiều sâu để đảm bảo kích thước hố đào và thiết bị thi công không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công.

Với điều kiện địa chất nếu mực nước ngầm thấp hơn mặt đất (1÷ 1.5) tường định vị được xây trong hố, móng đào dọc trục công trình với độ sâu ( 70÷ 100)cm . Nền của hố móng phải bằng phẳng và đầm chặt.

Trường hợp đất yếu mực nước ngầm ≤ 1m sử dụng tường bê tông cốt thép max200 sâu 200cm.

Khu vực địa chất có nước ngầm cao, mặt bằng phải đắp cát thì tường định vị được đặt lên nền đất tự nhiên hoặc đất đắp được đầm chặt và cao hơn mặt nền công trường từ (10÷20)cm, trên mặt đất phải đặt một lớp đệm lót để thiết bị đi lại được thuận tiện.

Phân chia từng phần hào đào cho phù hợp với điều kiện thực tế mặt bằng và điều kiện địa chất tại hiện trường để việc thi công có hiệu quả nhất, việc phân chia từng đốt thi công được tiến hành ngay trên tường định vị.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Xây dựng: CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG BARRETTE TRONG THỰC TIỄN (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w