Chính quyền Thái Nguyên trong toàn bộ hệ thống chính trị Pháp ở Bắc Kì

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên trong thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) (Trang 31 - 36)

31 Andrew Hardy Chính sách tiểu đồn điền của Pháp ở trung du bắc Việt Nam, Tìm hiểu kết quả của việc cấp đất

3.2.Chính quyền Thái Nguyên trong toàn bộ hệ thống chính trị Pháp ở Bắc Kì

Bắc Kì

So với toàn bộ hệ thống chính trị của Pháp thiết lập ở các tỉnh Bắc Kì, tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc về cơ bản là giống với những tỉnh khác. Đứng đầu tỉnh là một viên Công sứ Pháp, bên dưới là hệ thống chính quyền tay sai người Việt phục vụ đắc lực cho công cuộc bình định của chúng. Tuy nhiên do vị trí địa lý đặc biệt của Thái Nguyên và mưu đồ quân sự của Pháp mà bộ máy chính quyền ở đây được xây dựng có những nét riêng mang đặc thù của tỉnh trung du, vùng đệm, có nhiều thành phần dân tộc cư trú. Đó là, bên cạnh chính quyền dân sự hoàn chỉnh, đầy đủ thì còn tồn tại thì Pháp đã cho xây dựng ở đây một hệ thống dày đặc các đồn binh, mà vai trò và chức năng của nó chủ yếu là Pháp muốn nắm vị trí chiến lược về mặt quân sự này từ đó có thể ứng phó nhanh với những biến động xảy ra ở vùng đồng bằng và thượng du kế cận, đồng thời cũng để đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh vốn nổi tiếng là tỉnh có truyền thống nổi loạn và khởi nghĩa từ thời kì dưới sự cai trị của chính quyền triều đình trung ương.

Thứ hai, với đặc tính là một tỉnh miền núi và có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, Pháp đã cho tổ chức ra hệ thống chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số. Đây là điểm khác biệt về chính quyền thực dân ở Thái Nguyên so với một số tỉnh đồng bằng. Chính sách này của Pháp thể hiện tầm

nhìn của Pháp trong việc giải quyết vấn đề dân tộc thiểu số mà cho đến bây giờ đó vẫn là những kinh nghiệm cho chúng ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh trung du, miền núi.

Trong mối quan hệ của chính quyền tỉnh với chính phủ bảo hộ thì chính quyền tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kì. Việc bổ nhiệm, thăng gián, điều động số quan đầu tỉnh này đều thuộc quyền Thống sứ, sau khi đã được toàn quyền Đông Dương thông qua, phê chuẩn. Việc bổ nhiệm các viên chức ở cấp Phủ, huyện, đạo, châu cũng thuộc quyền của Thống sứ. Đối với các tỉnh khác như Bắc Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phúc Yên…là các tỉnh giáp danh biên giới với Thái Nguyên, các tỉnh trong đạo quan binh Phả Lại, Đạo quan binh Lạng Sơn… thì chính quyền Thái Nguyên đều có mối liên hệ mật thiết. Điều này thể hiện trong việc phối hợp giữa chính quyền Thái Nguyên với chính quyền của các tỉnh trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đặc biệt là sự phối hợp qua lại giữa chính quyền thực dân ở Thái Nguyên với hai hai tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Yên trong việc đàn áp hay truy quét lực lượng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917) .

KẾT LUẬN

Trên cơ sở việc tìm hiểu bước đầu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc giai đoạn 1884- 1945 có thể nêu lên mấy kết luận sau đây:

1. Sau những hoạt động đánh chiếm, tổ chức chính quyền là công việc đầu tiên của thực dân trước khi bước vào công cuộc khai thác, bóc lột và vơ vét thuộc địa. Bởi vì, trật tự kinh tế không thể nào tách rời với trật tự chính trị, có bình ổn được chính trị thì mới phát triển được kinh tế. Tổ chức chính quyền của thực dân Pháp từng bước được thiết lập bằng biện pháp quân sự, thông qua đàn áp và các thủ đoạn nhằm lợi dụng triệt để bộ máy thống trị chế độ phong kiến đã tạo ra một chính quyền thuộc địa mang tính thực dân sâu sắc ở Thái Nguyên .

2. Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía bắc, có vị trí địa lý quan trọng về mặt chiến lược, là vùng trung gian giữa con đường từ Trung Quốc sang, giữa miền thượng du và miền châu thổ Bắc Kì, có nhiều tộc người đông đúc cư trú ở đây. Do vậy, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đầu tiên nằm trong kế hoạch tiến đánh và bình định các tỉnh Bắc Kì của thực dân Pháp. Ngày 10/5/1884 sau hai lần đánh chiếm, thực dân Pháp mới chính thức đưa quân tới đóng tại thành Thái Nguyên và bắt đầu thiết lập tổ chức chính quyền thực dân tại đây.

3. Tổ chức chính quyền thực dân ở Thái Nguyên thực chất là việc xây dựng và thiết lập hệ thống quan lại thực dân Pháp trùm lên trên hệ thống quan lại vốn có từ trước của người Việt ở Thái Nguyên, chính quyền nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…để chính quyền ấy mang tính thực dân, phục vụ cho mục đích nô dịch và đàn áp, khai thác và bóc lột nền kinh tế xã hội địa phương.

4. Mối quan hệ giữa hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt trong bộ máy chính quyền Thái Nguyên là mối quan hệ trên- dưới và chi phối- phụ thuộc. Biểu hiện của mối quan hệ trên- dưới đó là cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên mà ở đây là quan lại người Việt phải chịu sự chỉ đạo của viên Công sứ Pháp dưới quyền của Thống sứ Bắc Kì. Còn trong mối quan hệ chi phối- phụ thuộc, trên tất cả lĩnh vực chính trị, hành chính, tài chính đều thuộc

quyền của người Pháp. Pháp lập ra bộ máy tay sai đắc lực người Việt, vừa dung dưỡng lại vừa nắm chặt bộ máy này, để buộc hệ thống quan lại người Việt phải lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Từ đó, Pháp chi phối mọi hoạt động của bộ máy quan lại bản xứ và thông qua đó tiến hành khai thác và bóc lột thuộc địa, phục vụ cho lợi ích kinh tế của chúng.

5. Trong quá trình nghiên cứu về tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) chúng tôi nhận thấy, so với tổng thể hệ thống chính trị của Pháp thiết lập ở các tỉnh Bắc Kì thì tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên về cơ bản là giống với những tỉnh khác. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nét riêng khác xuất phát từ vị trí địa lý của tỉnh. Trước hết là sự bố trí dày đặc hệ thống đồn binh và lô cốt trên địa bàn tỉnh. Rồi trước đây đó là việc thành lập

Tiểu quân khu Thái Nguyên thuộc Đạo quan binh 1 Phả Lại mà thủ phủ đặt tại

tỉnh Thái Nguyên đã chứng tỏ vị trí chiến lược về mặt quân sự của Thái Nguyên so với các tỉnh khác mà Pháp đã nhận thấy cần phải nắm giữ. Thứ hai, bên cạnh bộ máy quan lại người Việt, do nhận thức rõ Thái Nguyên là tỉnh có mật độ dân tộc thiểu số đông, Pháp đã thành lập ở đây hệ thống chính quyền riêng của một số dân tộc thiểu số. Nó vừa thể hiện đặc tính của một tỉnh trung du miền núi, nhưng cũng thấy được cách ứng xử khôn ngoan của thực dân Pháp trong việc giải quyết và lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

6. Chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc là sự kết hợp của hệ thống quan lại người Pháp và hệ thống quan lại người Việt nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột của thực dân. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bộ máy chính quyền Thái Nguyên không còn vai trò gì đối với nhân dân. Trong những chừng mực nhất định, với tư cách là một tổ chức chính quyền, nó cũng thực hiện những chức năng duy trì trật tự an ninh xã hội, phát triển ở mức độ nhất định các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp… góp phần làm biến đổi xã hội sâu sắc, đặc biệt là sự xuất hiện của đội ngũ công nhân mỏ đầu tiên của Viêt Nam từng bước trưởng thành qua đấu tranh và có để lại những dấu ấn trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân.

thuộc nói chung và chính quyền Thái Nguyên nói riêng sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin lịch sử, chính trị, quân sự quan trọng trên các lĩnh vực: Chính quyền thuộc điạ của Pháp ở Bắc Kì mà cụ thể là ở Thái Nguyên, vị trí chiến lược của Thái Nguyên, cách thức tổ chức bộ máy chính quyền ở một tỉnh miền núi, mối quan hệ của chính quyền thực dân và chính quyền bản xứ…điều đó cho ta thấy vấn đề tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc rất cần được nghiên cứu sâu và cụ thể hơn, nhất là hiện nay việc tìm hiểu và viết về lịch sử địa phương đang trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu, góp phần bổ sung và hoàn thiện lịch sử của dân tộc.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên trong thời kì Pháp thuộc (1884- 1945) (Trang 31 - 36)