Thực hành tập giảng: 1 Mục đích, yêu cầu:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học âm nhạc (Trang 28 - 33)

1. Mục đích, yêu cầu:

- Trước khi thực hành tập giảng, mỗi SV ít nhất phải tự soạn 3 giáo án (ở các lớp khác nhau và hình thức bài dạy khác nhau).

- Chia nhóm để tập soạn giảng theo sự phân công của GVHD. - Tập giảng trên lớp và trong các giờ trống tiết trong tuần. - Chú trọng công tác chuẩn bị cho mỗi tiết tập giảng.

- Cố gắng sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện nghe nhìn hiện đại khác.

2. Hướng dẫn đánh giá tiết dạy:

Trong quá trình tập giảng, các SV dự giờ cần ghi chép đầy đủ, cẩn thận các bước lên lớp, các thao tác của SV tập giảng để có thể nhận xét, đánh giá tiết dạy của bạn.

Một số gợi ý về những nội dung cần đánh giá:

a. Đánh giá về công tác chuẩn bị:

- Soạn giáo án đã đúng quy định chưa? - Nêu mục tiêu bài dạy có sát hợp không?

- Việc chuẩn bị và sử dụng phương tiện, ĐDDH như thế nào, có thích hợp không?...

b. Đánh giá về nội dung:

- Có đảm bảo sự chính xác, khoa học không? - Có sai sót nào về kiến thức

- Lượng kiến thức đủ, thừa hay thiếu?

- Cấu trúc các đơn vị kiến thức được trình bày có lo-gic không?

b. Đánh giá về PP giảng dạy:

- Lựa chọn PP giảng dạy đã phù hợp chưa? Việc phối hợp các PP như thế nào? - Có gì sáng tạo trong việc vận dụng đổi mới PP ở tiết dạy? (Phát huy tính tích

cực của HS, không khí học tập ntn?)

c. Đánh giá về nghệ thuật SP:

- Tư thế, tác phong của GV.

- Diễn đạt rõ ràng, truyền cảm, sinh động. - Cách trình bày bảng.

- Sử dụng khai thác các phương tiện, đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, có hiệu quả, có sáng tạo…

- Bao quát, điều khiển, tổ chức lớp tốt.

d. Phân bố thời gian hợp lý, đúng quy định.e. Xử lý các tình huống sư phạm (nếu có). e. Xử lý các tình huống sư phạm (nếu có).

Chương IV

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOẠI KHOÁ

1. Ý nghĩa của HĐANNK:

- Là 1 trong 2 hình thức giáo dục AN trong nhà trường PT.

- Tạo ra môi trường AN tốt để HS có điều kiện phát huy khả năng của mình, rèn luyện ý thức tập thể, tính kỷ luật.

- Mang lại không khí vui tươi, phấn khởi, thúc đẩy học tập, góp phần GDTM cho HS.

- Giúp củng cố một số kiến thức, kỹ năng đã học ở chương trình nội khoá. - Làm công tác ANNK tốt giúp nâng cao uy tín người GVAN trong tập thể NT.

2. Các hình thức tổ chức HĐANNK:

Mỗi nhà trường PT thường có những hoạt động ngoại khoá trên nhiều lĩnh vực khác nhau… Đối với môn AN, có thể gợi ý một số hình thức ngoại khoá phổ biến như sau:

- Hát múa tập thể.

- Các nhóm, đội VN chủ lực (đội múa, đội đồng ca, hợp xướng, nhóm hát, nhóm nhạc…)

- Câu lạc bộ VHNT (khối lớp hoặc toàn trường). - Biểu diễn văn nghệ thường xuyên hoặc đột xuất. - Các cuộc thi hát, trò chơi AN.

Mục tiêu:

Sau khi hoàn thành chương trình môn học, SV cần đạt những yêu cầu sau đây:

 Nắm đượcc sở lý luận chung về DHAN ở trường THCS.  Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình AN trường THCS.

 Có kỹ năng DH AN nội khoá và tổ chức các HĐANNK ở trường THCS.

 Biết vận dụng kiến thức chuyên môn AN và PPDH bộ môn vào công tác dạy học và giáo dục AN, GDTM cho HS THCS.

- Tổ chức xem biểu diễn hoặc nghe nói chuyện, gặp gỡ các văn nghệ sỹ nổi tiếng.

Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng, HS có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động nghệ thuật AN chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện và phát triển các HĐANNK trong trường học. Bởi vì các em được chủ động, trực tiếp tham gia các hoạt động chứ không phải bị động như khi xem, nghe qua truyền hình…HĐANNK giúp HS tự khẳng định mình.

GV có thể chủ động tổ chức các hình thức HĐANNK, tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện thực tế của trường. Cần có sự phối hợp khéo léo, chặt chẽ với các bộ phận khác trong nhà trường (GV TPT Đội, GV MT, GVCN, GVBM khác…) để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Phương pháp tổ chức, hướng dẫn các HĐANNK:

Tổ chức và hướng dẫn là hai khái niệm khác nhau. Có công việc , GV chỉ là người tổ chức (VD: tổ chức một buổi biểu diễn, tổ chức một cuộc thi…) nhưng có công việc GV lại là ngườihướng dẫn và hướng dẫn trực tiếp (VD: dạy một BH, dựng một tiết mục biểu diễn…). Đôi khi GV lại làm cả hai công việc trên. Phân định rõ như vậy để người GV AN thống nhất nhận thức rằng: có công việc GV trực tiếp làm nhưng có công việc phải huy động thêm lực lượng hổ trợ.

Để hoạt động NK AN có kết quả, về mặt tổ chức thường bao gồm các bước: - Lập kế hoạch: Trong kế hoạch phải định hướng hoạt động cả năm, từng học

kỳ, từng tháng (theo chủ đề, chủ điểm hoặc phục vụ đột xuất các yêu cầu khác…)

- Phân công và tổ chức các hoạt động: Cần có sự kết hợp với hội đồng nhà trường (thông qua BGH) để huy động nhiều lực lượng tham gia.

Phương pháp tổ chức đối với một số hoạt động cụ thể:

3.1. Hướng dẫn tổ chức đội đồng ca – hợp xướng:

Tác phẩm hợp xướng là hình thức biểu diễn tập thể nhưng mang tính chuyên môn cao, thường biểu hiện đầy đủ các yếu tố AN cơ bản như: giai điệu, tiết tấu, hoà thanh, cường độ, sắc thái…tạo không khí tưng bừng trong buổi biểu diễn, đáp úng được nhu cầu thưởng thức của người hát lẫn người nghe, là điều kiện để nâng cao năng lực cảm thụ và biểu diễn của HS.

- Chọn thành viên: Không nên chọn một cách ồ ạt mà cần phải có một số tiêu chuẩn là: Giọng hát tốt và sự say mê ca hát, có tai nghe và trí nhớ AN tốt để thuận lợi trong việc hát bè. Số lượng một đội có thể từ 30 – 40 em. Nên huy động số lượng vừa phải để việc luyện tập tiến hành được gọn nhẹ.

- Chọn tác phẩm: Việc này quyết định phần lớn thành công của tiết mục và sự phát triển của đội. Tác phẩm được chọn phải có nội dung chất lượng tốt nhưng phải phù hợp với trình độ ca hát của HS.

- Tiến hành luyện tập: Theo kế hoạch dự định về thời gian, chuẩn bị các phương tiện phục vụ (nếu có), sắp xếp đội hình biểu diễn thích hợp. Trước khi tập phải cho HS luyện thanh, khởi động giọng và có thể cho nghe tác phẩm

trước (qua băng đĩa nếu có). Trong quá trình luyện tập cần chú ý thể hiện sắc thái của bài. Khi phối hợp các bè với nhau phải kết hợp điều khiển chỉ huy với các động tác dứt khoát, nghe hiệu quả hoà thanh, tạo sự hào hứng, phấn khởi, niềm vui với thành công bước đầu.

3.2. Tổ chức hát – múa tập thể:

Hình thức này mang tính quần chúng, nhằm phụcvụ đại trà trên bình diện rộng nên càng đông HS tham gia càng tốt. Tổ chức hoạt động này cần lưu ý: - Luyện tập biểu diễn cho đồng đều.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa động tác múa đơn giản với nhịp điệu AN.

- Chú trọng cả trang phục đạo cụ đồng bộ của HS với sắc màu hài hoà,đẹp mắt. - Phần AN trong biểu diễn có thể diễn tấu trực tiếp bằng nhạc cụ hoặc dùng

băng đĩa. Có thể dùng trống làm hiệu lệnh khi trình bày các động tác. Tuy vậy, nên dùng AN cho HS nghe để thể hiện bài hát – múa sẽ tốt hơn.

3.3. Tổ chức các cuộc thi hát, trò chơi AN:

Thực tế cho thấy: Khi nhà trường đứng ra tổ chức các hoạt động này sẽ thu hút được đông đảo HS hào hứng tham gia. Có thể tổ chức thi hát đơn ca, tốp ca, đồng ca trên nhiều chủ đề khác nhau như: thi hát dân ca, hát về Đảng-Bác Hồ, về quê hương đất nước, về mái trường thầy cô…

Tổ chức và tham gia HDVN là một hình thức hoạt động có tác dụng tốt, khuấy động được phong trào, phát hiện được tài năng nghệ thuật, tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường. Nhà trường cần có kế hoạch, có định hướng, chuẩn bị ND, chủ đề, phát động rộng rãi để HS chủ động bố trí thời gian tập luyện. Khi tiến hành hội diễn muốn đạt kết quả tốt cần lưu ý:

- Sắp xếp chương trình biểu diễn cho hợp lý ngay từ lời giới thiệu đến chọn người giới thiệu cũng phải chuẩn bị, tập dượt kỹ càng.

- Chuẩn bị địa điểm, âm thanh ánh sáng cho chu đáo. Chất lượng chương trình tốt đến mấy nhưng âm thanh kém sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các tiết mục. - Nhất thiết phải sơ duyệt hoặc tổng duyệt trước khi biểu diễn chính thức để

tránh các sơ suất có thể xảy ra. Khâu ráp nhạc phải được chuẩn bị kỹ từ câu dạo đến câu kết thúc của mỗi tiết mục.

Nói chung, tổ chức biểu diễn là một công việc khá phức tạp, GV phải làm nhiều mới có kinh nghiệm. Không có cuộc biểu diễn nào là không có sơ suất, vì vậy cần phải kịp thời rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các lần sau.

HĐANNK là hoạt động tạo môi trường tốt cho HS phát triển nhiều mặt. Công việc này đòi hỏi người GV phải có năng lực toàn diện, từ công tác tổ chức đến công tác chuyên môn, từ việc bao quát chung đến các việc chi tiết cụ thể đều phải quan tâm tới, không thể bỏ sót.

Câu hỏi ôn tập

SỞ GIÁO DỤC VAØ ĐAØO TẠO DAK LAK

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

*******************************************

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT & BAØI GIẢNG

Học phần: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

Người soạn : Nguyễn Văn Vinh Đơn vị : Tổ Nhạc Đoàn đội – Khoa Xã Hội ***************************************************

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học âm nhạc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)