Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng:

Một phần của tài liệu Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.DOC (Trang 25 - 27)

Tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng là việc xây dựng bộ máy trong đó cơ cấu bao gồm các bộ phận (phòng , ban, tổ), môĩi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả đối tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng quản lý thuế cơ bản gồm:

- Tuyên truyền và hhỗ trợ đối tượng nộp thuế. - Xử lý tờ khai.

- Quản lý nợ và cưỡng chế thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế.

Ngoài các bộ phân thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản, cơ cấu tổ chức còn gồm một số bộ phận thực hiện việc quản lý mộy số sắc thuế đặc thù hoặc thực hiện các chực năng khác phục vụ cho quản lý thuế như: Quản lý thuế thu nhập cá nhân, chức năng pháp chế chính sách, quản lý cán bộ, dự toán thu thuế quản lý ấn chỉ, tài vụ , quản trị… trong bộ phận thực hiện quản lý một hoặc một số loại sắc thuế đặc thù cũng thực hiện quản lý sắc thuế đó theo 4 chức năng cơ bản nêu trên.

Tổ chức quản lý theo chức năng là mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại các nước có nền kinh tế phát triển. Đây là 1 mô hình được đánh giá

khai, tự tính thuế “, ngành thuế đã triển khai áp dụng tại 2 cục thuế: Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh, năm 2005 mở rộng them 3 cục thuế: Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai. Thực chất của việc thực hiện cơ chế này là thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng là cơ bản. Theo kinh nghiệm của các nước và qua hơn 1 năm thí điểm đã khẳng định được cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng là phù hợp và ưu việt đối với công tác quản lý thuế của Việt Nam hiện nay. Cụ thể:

- Tập trung chuyên sâu quản lý thuế theo chức năng, hạn chế sự trùng chéo chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức do mỗi chức năng được giao cho một bộ phận chịu trách nhiệm, tạo điều kiện nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn quản lý thuế, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ, công chức.

- Quy trìng quản lý được minh bách do mỗi bộ phận thưch hiện 1 chức năng, một hoặc một số công đoạn của quy trình quản lý, vì vậy khâu sau kiểm soát được khâu trước tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát nội bộ.

- Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại; tin học hoá công tác quản lý thuế nhờ chuyên môn hoá chức năng quản lý thuế.

- Xoá bỏ chế độ chuyên quản trong quản lý thuế, từ đó hạn chế sự tuỳ tiện các hành vi tiêu cực trong quản lý do cán bộ thuế trực tiếp tiếp xúc với đối tượng nộp thuế trong toàn bộ các khâu của quy trình quản lý.

Một phần của tài liệu Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.DOC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w