Trường hợp mở rộng ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 35 (2009 -2013) đề tài pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (Trang 48)

2.1 .2Địa bàn ưu đãi đầu tư

2.9 Trường hợp mở rộng ưu đãi đầu tư

Đối với trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng

hoặc một vùng, một khu vực kinh tế đặc biệt, khi đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định về các ưu đãi khác với các ưu đãi đầu tư đã được quy định tại Luật Đầu tư 2005 95.

Như vậy, ngoài các biện pháp ưu đãi đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được quy định tại Luật Đầu tư 2005, thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét

quyết định thêm các ưu đãi khác dành cho nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nếu

các nhà đầu tư này có dự án đầu tư vào một ngành đặc biệt quan trọng hoặc một vùng,

một khu vực kinh tế đặc biệt mà Nhà nước đang khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì lại khơng có quy định nào chỉ rõ như thế nào là một ngành đặc biệt quan trọng hoặc một vùng, một khu vực kinh tế đặc biệt. Hơn nữa, Luật Đầu tư 2005 cũng không quy định rõ các ưu đãi đầu tư khác với các ưu đãi đầu tư đã được quy định trong Luật này là những ưu đãi nào, vì

vậy, tùy tình hình phát triển và điều kiện của mỗi địa phương và nhu cầu khuyến khích phát triển của Chính phủ sẽ có thêm những biện pháp ưu đãi đầu tư phù hợp đủ để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngồi đối với mơi trường đầu tư tại Việt Nam.

Tóm lại, Việt Nam đang được đánh giá khá cao trong mắt các nhà đầu tư quốc tế: Tại hội thảo hợp tác kinh doanh Việt Nam – Canada diễn ra tại Toronto, nhiều doanh nghiệp Canada và các nước đã đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam như Ocean Packers, Canson Canada, GEO Express International, Ngân hàng Nova Scotia, Ngân hàng HSBC... đã phân tích, thảo luận về tiềm năng kinh tế của Việt Nam, chia sẻ những kinh nghiệm thành công tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đều đánh giá cao môi

93

Khoản 3, Điều 38, Luật Đầu tư 2005. 94

Điều 28, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005.

95

trường kinh doanh tại Việt Nam, ca ngợi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đường lối "Đổi mới" cũng như những điều chỉnh chính sách của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu 96. Dẫn lời Ông Yasuo Takabuchi - Tổng

giám đốc công ty cổ phần Mocap Việt Nam: “Tôi đã bắt đầu làm việc tại Việt Nam từ

năm 1994 đến nay là đã được gần 20 năm, nên hiểu rất rõ môi trường kinh doanh hoạt động tại Việt Nam. Hiện đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ngày một nhiều hơn. Ví dụ trước kia, ngành công nghiệp chế tạo máy, Nhật Bản thường tập trung vào Thái Lan nhưng hiện nay thì đã mở rộng sang Việt Nam nhiều hơn. Điều này cho thấy từ phía Việt Nam đã có những thu hút đáng kể đối với ngành này của Nhật Bản” 97. Các biện

pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư là một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn đáng

kể và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đến tiến hành đầu tư tại Việt Nam,

đồng thời, thông qua các quy định này, Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thực hiện dự án đầu tư và đảm bảo giảm tối thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư. Qua những quy định cụ

thể về vấn đề ưu đãi đầu tư và các vấn đề khác có liên quan, giúp cho nhà đầu tư nước ngồi có những định hướng đúng đắn khi quyết định bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này cần

được làm rõ.

96

Thông tấn xã Việt Nam, Canada đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam,

http://www.baomoi.com/Canada-danh-gia-cao-moi-truong-dau-tu-tai-VN/45/3120305.epi [truy cập ngày 12/3/2013.

97

Hồ Hường, Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam,

http://dddn.com.vn/20120913085037209cat7/dn-nhat-ban-danh-gia-moi-truong-dau-tu-vn-cai-thien-dang-ke.htm [truy cập ngày 12/3/2013].

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT

3.1 Thực trạng về áp dụng ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Luật Đầu tư 2005 ra đời với mục tiêu đề ra là nhằm thực hiện quản lý nhà nước

đối với hoạt động đầu tư, bao gồm: Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thống nhất điều

chỉnh đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi, đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư

trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam… Thế nhưng, trên thực tế khi áp dụng lại phát sinh hàng loạt

những mâu thuẫn và các mục tiêu mà Luật Đầu tư 2005 hướng đến đã không thể thực hiện được, thậm chí cịn đi ngược lại với các mục tiêu đề ra. Sau đây là những mâu

thuẫn phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền được hưởng các biện pháp ưu đãi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại

Việt Nam, cũng như làm ảnh hưởng chính sách thu hút FDI (Foreign Direct Investment) của Nhà nước ta.

Sự không thống nhất giữa các quy định của Luật Đầu tư 2005 với quy định của các ngành luật khác

Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và cuối cùng là được thay thế bằng một Luật Đầu tư 2005 thống nhất theo hướng tạo ra một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung liên quan đến

chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài chưa đồng bộ và nhất quán

giữa Luật Đầu tư 2005 và các ngành luật khác có liên quan.

Các ưu đãi đầu tư được nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm là các ưu đãi về

thuế và ưu đãi về vấn đề sử dụng đất. Đối với các ưu đãi về thuế thì đã có quy định trong pháp luật về thuế, ưu đãi về vấn đề sử dụng đất thì được quy định trong Luật Đất

đai. Luật Đầu tư 2005 cũng có quy định các biện pháp ưu đãi đầu tư nhưng lại dẫn chiếu đến pháp luật có liên quan, do đó tạo ra sự chồng chéo và không thống nhất.

Trong quá trình nghiên cứu pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngồi thì các quy định trong Luật Đầu tư 2005 dẫn chiếu đến các ngành luật khác như Luật

Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu,

Luật Thuế giá trị gia tăng… nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài phải chịu sự dẫn chiếu của Luật Đầu tư 2005 đến các ngành luật khác để thi hành. Sau đây là một số minh chứng về việc Luật Đầu tư 2005 dẫn chiếu đến các ngành luật khác liên quan đến

chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Luật Đầu tư 2005 Nội dung Pháp luật được dẫn chiếu đến

Điều 9 Chuyển vốn tài sản ra nước

ngoài Pháp luật về quản lý ngoại hối

Điều 16 Quyền mua ngoại tệ Pháp luật về quản lý ngoại hối

Điều 33 Ưu đãi về thuế

Pháp luật về thuế; Thuế Thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng;

Điều 34 Chuyển lỗ Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp

Điều 36 Ưu đãi về sử dụng đất Luật Đất đai và các văn bản có

liên quan;

Qua chứng minh trên có thể thấy rằng, có đến 5 Điều trên tổng số 89 Điều của Luật Đầu tư 2005 dẫn chiếu đến quy định của các ngành luật khác liên quan đến vấn

đề ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngồi. Trong đó có thể thấy, cùng quy định

về vấn đề chuyển lỗ, nhưng theo Luật Đầu tư 2005 thì “chuyển lỗ” 98 là một trong các biện pháp ưu đãi đầu tư về tài chính dành cho nhà đầu tư nước ngồi, còn theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 “chuyển lỗ” 99 không phải là ưu đãi mà được xem

như là hình thức hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư. Đó là một minh chứng cho thấy sự chồng chéo các quy định về vấn đề ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài giữa Luật Đầu tư với các ngành luật khác. Hơn nữa vấn đề đặt ra là, khi có sự thay đổi một trong

98

Điều 34, Luật Đầu tư 2005. 99

các ngành luật này sẽ kéo theo sự thay đổi của Luật Đầu tư hoặc là ngược lại, dẫn đến tình trạng phải sửa đổi, bổ sung luật nhiều lần, triển khai chậm, thiếu đồng bộ. “Song,

có lẽ cần phải nhìn nhận vấn đề trên ở mức trầm trọng hơn, khi nút thắt lớn này đang khiến hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp ở trong tình trạng chồng chéo, trùng lặp khá lớn. Đã có luật sư liệt kê và phát hiện ra rằng, hàng loạt quy định của Luật Đầu tư đang chồng lấn với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về quản lý ngoại hối và hệ thống pháp luật về thuế…” 100. Một ví dụ cụ thể sau đây sẽ

cho thấy sự không thống nhất giữa Luật Đầu tư và các ngành Luật khác đó là về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Luật Đầu tư 2005 quy định: “Giấy chứng nhận đầu

tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” 101. Nhưng nay, Nghị định

43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp lại quy định:

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp” 102.

Một minh chứng khác trên thực tế sau đây cho thấy sự không thống nhất giữa Luật Đầu tư 2005 và Luật Thuế thu nhập 2008 về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Đó là, Luật Đầu tư 2005 quy định, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là “dự án đầu tư”, trong khi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 lại ưu đãi “doanh nghiệp thành

lập mới từ dự án đầu tư”. Thực tế là, nếu xác định đối tượng được hưởng ưu đãi theo “doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư” thì sẽ dẫn đến trường hợp cần được ưu

đãi nhưng không phải là doanh nghiệp thành lập mới nên không được hưởng ưu đãi.

Chẳng hạn, nhà đầu tư nước ngồi đã có dự án, nay thực hiện thêm các dự án khác trong lĩnh vực khác có cơng nghệ cao hơn, có ý nghĩa quan trọng hơn với Việt Nam

nhưng không là doanh nghiệp thành lập mới nên không được hưởng ưu đãi đầu tư. Như vậy là chưa thật sự phù hợp với thực tế một doanh nghiệp có thể đầu tư đa lĩnh vực, ngành nghề theo Luật Ðầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Sự chồng chéo, không thống nhất của các quy định về vấn đề ưu đãi đầu tư trên

đây là một trong những rào cản khiến cho nhà đầu tư nước ngồi gặp khó khăn trong

q trình đầu tư tại Việt Nam. Vì để được hưởng những ưu đãi đầu tư đó, nhà đầu tư

100

Bảo Duy, Khổ vì khái niệm khơng rõ ràng, Báo Đầu tư [truy cập ngày 15/3/2013]. 101

Khoản 1, Điều 50, Luật Đầu tư 2005 và khoản 3, Điều 41, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005.

102

nước ngoài phải trải qua quá nhiều các quy định không chỉ một Luật Đầu tư cụ thể mà

còn nhiều văn bản pháp luật của nhiều ngành luật khác nữa. Hiện tượng này dễ đẩy họ lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật của Việt Nam, vì làm cho nhà đầu tư nước ngồi lúng túng khơng biết phải theo quy định nào là đúng trong quá trính thực hiện dự án

đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư nước ngồi sẽ lo sợ và khơng n tâm làm ăn lâu dài vào nơi có mơi trường pháp lý nhiều rủi ro này.

Sự chưa hồn thiện về mơi trường luật pháp

Có thể thấy, hệ thống luật pháp và chính sách về đầu tư của Việt Nam đã được nhiều lần sửa đổi bổ sung, các quy định được ban hành thường có tuổi thọ ngắn (trung bình từ 3-5 năm). Chính sự thay đổi q nhanh đó đã gây ra những tác động nhất định

đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Một sự kiện diễn ra gần đây sẽ

chứng minh cho nhận định trên. Đó là, theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đã chính thức cơng bố dự thảo sửa đổi Hiến Pháp trên

các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân 103.

Điều đó có nghĩa là, đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung, trong khi lần sửa đổi, bổ sung gần đây

nhất là vào năm 2001. Và một bản kiến nghị về sửa đổi 16 Luật nhằm hồn thiện mơi

trường kinh doanh tại Việt Nam gửi lên Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành trung ương để kiến nghị sửa đổi 16 Luật và khoảng 200 văn bản hướng dẫn của Chính phủ

và các Bộ ngành, bao gồm: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật

Đất đai, Luật Đấu thầu, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường,

Luật Hải quan, Luật Kế tốn, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế giá trị

gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động

sản 104. Hiện nay, cơ quan soạn thảo luật đã soạn thảo các dự thảo sửa đổi các luật như: Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Quản lý thuế, Luật Đấu thầu, trong đó, Luật quản ý thuế đã được quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ tư thơng qua 105. Nhìn từ góc độ pháp lý đã có thể thấy được sự không ổn định của

103

Theo Vietnamnet, Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp lấy ý kiến nhân dân, http://vietnamnet.vn/vn/chinh- tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan.html [truy cập ngày 15/3/2013].

104

Tư Hoàng, Sẽ gửi kiến nghị sửa 16 Luật tới Quốc hội, Chính phủ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, 2/11/2011,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/64834/Se-gui-kien-nghi-sua-16-luat-toi-Quoc-hoi- Chinh-phu.html [truy cập ngày 15/3/2013].

105

môi trường luật pháp ở nước ta, đồng thời, nhận thấy rằng việc sửa đổi các Luật, Bộ

luật thậm chí là Hiến pháp một cách thường xuyên sẽ gây ra những tác động nhất định

đối với môi trường đầu tư. Đây sẽ là những bất lợi và tạo một tâm lý không yên tâm

cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam, vì khơng ai khác họ chính là một

trong những đối tượng bị tác động mạnh mẽ bởi sự thay đổi quy định pháp luật một

cách đột ngột như thế này. Dẫn lời ông Hong Sun, Tổng thư ký Phịng Thương mại và

Cơng nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam: “Một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài thường gặp phải là sự thay đổi nhanh của các chính sách của nhà nước, làm cho doanh nghiệp rất khó dự đốn, như ngoài Luật được ban hành

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 35 (2009 -2013) đề tài pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)