Tác động tích cực

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử đề tài kênh đào đối với sự phát triển của kinh tế cần thơ thời pháp thuộc (1867-1945) (Trang 48 - 53)

Chương 3 : Tác động của kinh tế đến xã hội Cần Thơ thời Pháp thuộc

3.1. Tác động tích cực

Khoảng cách giữa hai dịng chính của sơng Cửu Long – theo lộ 4 chỉ chừng

30km là đến sông Hậu. Sông Hậu mênh mông, hai bên bờ cách nhau gần 2km. Qua

dịng sơng lơn này chúng ta đến với tỉnh Cần Thơ, là 1 tỉnh đông dân, điều kiện tự nhiên thuận lợi và đất đai màu mỡ. Ở đây sông Hậu thẳng tấp đôi bờ như một con kênh vĩ đại, mang phù sa bồi đấp tạo nên những vùng cây ăn quả sum suê, nó đưa

nước ngọt vào những cánh đồng lý tưởng cho việc chuyên canh cây lúa. Đồng bằng nơi đây vào giai đoạn các chúa Nguyễn chưa được khai thác bao nhiêu, và là một vùng đất mới. Cũng chính vì thế mà nó thu hút sự chú ý của thực dân Pháp. Chúng nhìn rõ một nguồn lợi nhuận thông qua ngành xuất khẩu lúa gạo từ vùng đất màu mỡ và có nhân cơng rẻ mạc này, nên đã chú trọng đầu tư vào vùng đất này. Và biện pháp duy nhất để chúng biến tiềm năng thành của cải khơng gì khác hơn là thuỷ lợi.

Do đó chúng đã ra cơng sức đào bới, cũng như nạo vét các kênh đào để tạo điều

kiện thuận lợi cho việc khai thác.

Vì vậy mà trong giai đoạn này các kênh đào giữ vai trò quan trọng trong việc

phát triển kinh tế tỉnh này. Trong hai thập niên đầu thế kỉ XX, Pháp đã đào hơn

350km kênh lớn nhỏ, làm cho diện tích canh tác đất ở Cần Thơ và Sóc Trăng được khoảng 283 nghìn hecta, 1930 trong khi Nam Bộ chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thì diện tích canh tác ở đây đã tăng lên 412.000 hecta.[34, 7].

Thực dân Pháp đã rất chú ý vị trí của vùng đất Cần Thơ đối với sự phát triển kinh tế của cả vùng Nam Bộ cho nên việc bỏ ra gần 3,7 triệu phăng để đào kênh

xáng Xà No là điều xứng đáng với nghuồn lợi mà chúng thu được từ vùng đất này.

Và cũng chính nhờ sự nhận định đúng đắn về vai trò của vùng đất này nên việc đào

kênh và đầu tư vào nó đã thúc đẩy nền kinh tế ở đây phát triển một cách mạnh mẽ.

người dân cũng như xã hội nơi đây bước sang một giai đoạn phát triển mới phồn thịnh hơn, văn minh hơn.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, ở Cần Thơ người Pháp và người Việt có

Pháp tịch làm chủ 36.000 mẫu (1910). Trong đó có Duval và Guéry là thành công nhứt, vài công ty khác như Société des Rizières franco- annamites, hoặc Michel-

Villaz et Cie đều lỗ lã, hoặc có những tư nhân như Balmann đã phá sản.

Công ty Associaton Rizicole Indochinoise thành hình vào năm 1910, gởi chuyên viên qua Mỹ quốc nghiên cứu các loại máy cày thích hợp rồi cho một kỷ

sư canh nơng là Alazard đến Thới Lai (Ơ Môn) mang theo máy cày, máy bừa, máy

gieo mạ, xin chánh phủ thuộc địa trợ cấp để thí nghiệm cải tiến kỹ thuật nhưng

không đạt kết quả khả quan. Tên Duquet thử thí nghiệm việc cày máy vào mùa

nắng, đầu năm 1911. Tư nhân Pháp sẵn sàng góp tay với nhà nước để trong điền

đất của họ có kênh đào cho riêng họ thủ lợi, dân xâu phải tiếp tay (trường hợp

Sambuc và Belin trợ cấp 8.600 đồng nhân dịp đào kênh Thới Lai). Năm 1907, để phục vụ cho mùa 1907- 1908 nhà nước thiết lập ở Cần Thơ một phòng Dinh Điền

nhầm mục đích tìm nhân cơng cho các điền của người Pháp ở Cần Thơ, mộ dân

nghèo ở Bắc kỳ vào. Nhưng tốp dân mộ này vì bị quan lại ở quê xứ cưỡng bách,

nên khi đến Cần Thơ lại lãng cơng, thiếu thiện chí. Rốt cuộc, nhà nước trả họ về quê để khỏi chịu tốn kém về cơm gạo.

Phòng Dinh Điền bèn kiên nhẫn thí nghiệm lần thứ nhì, nhờ quan Cơng sứ tỉnh Thái Bình chọn lựa kỹ lưỡng hơn, nhằm khẩn hoang vùng Phụng Hiệp. Người

ứng một phải ký giao kèo chịu ở Nam kỳ ít nhứt là 3 năm, mỗi gia trưởng khi đến

Cần Thơ được tạm cấp 4 mẫu đất, 5 năm sau trở thành sở hữu chủ, trong giai đọan

khai thác đầu tiên được miễn 5 năm khỏi đóng thuế điền và thuế thân. Sau này, đất

bán lại với giá rẻ cho người khai thác, lại còn giúp đỡ cụ thể về tiền bạc để sắm

Đích thân viên đầu phịng Dinh Điền ra tới tỉnh Thái Bình để ký giao kèo với các gia trưởng chịu vào Cần Thơ nhưng làm sao viên chức này biết rõ cách thức

tuyển mộ của quan Công sứ tỉnh Thái Bình? Đợt người vào Nam này gần như bị

quan trên bắt buộc phải đi, gồm có: 84 gia đình tổng cộng 328 người, chia ra 84

người cha, 85 người mẹ, 122 trẻ con, 37 người lớn tuổi.

Cuối tháng 5/1908, họ vào Cần Thơ, đưa đến vùng Phụng Hiệp (bấy giờ còn hoang vu) cứ 8 ngày là phát gạo, 15 ngày là phát tiền. Họ lãng công, một số chịu làm lụng nhưng không quen kỹ thuật làm ruộng ở địa phương, một số đơng thì trốn, bỏ vợ con. Theo báo cáo của quan huyện ở Rạch Gịi thì tốp người ứng mộ này chỉ gồm chừng 5 hay 6 người là nơng dân, cịn bao nhiêu là dân mà viên chức ngoài Bắc cứ lùa vào Nam, tạp nhạp, theo kiểu bắt phu. Vì thế mà cuộc di dân

khơng thu được kết quả gì. Tuy nhiên do vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, với đất đai phì nhiêu, màu mỡ đã tạo cho những người di dân này một điều kiện thuận

lợi để họ sinh sống và phát triển hơn ở đây. Cho nên vói viêc đào kênh, đầu tư kỹ

thuật vào vùng đất này của Pháp đã đem lại cho chúng ta một vùng đất giàu tiềm

năng phát triển. Ví dụ như vùng Ngã Bảy-Phụng Hiệp trước đây còn hoang vu nhưng khi được nạo vết kênh mương, thì giờ đây nó đã trở thành trục giao thơng

lớn của các tỉnh phía Nam vùng Hậu Giang. Tại Ngã Bảy này ghe thuyền tàu thuỷ

ngày đêm nhộn nhịp, bn bán tấp nập người lái bng qua lại.Chính các kênh đào đã dẫn đến sự hình thành đơ thị đơng đúc này.

Cũng chính nhờ những sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế thương nghiệp như vậy giai đoạn Pháp vào cai trị nó đã kéo theo sự phát triển của các lĩnh

vực khác như văn hoá, giáo dục…tất cả đều có bước phát triển mạnh, đặc biệt là

báo chí. Những tờ báo đầu tiên bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ ra đời rất sớm.

Năm 1911 nhà in Miền Tây được thành lập. Cũng trong năm này tờ báo địa phương ra đời tại Cần Thơ, đó là ấn bản chữ Việt của tờ Courrier de líOuest (bản tin miền Tây) , tuần báo này chuyên đăng những tin tức liên quan đến vấn đề canh nông,

thương mại kỹ nghệ. Đến năm 1912 thì tờ An Hà Nhựt Báo do ông Võ Văn Thơm

làm chủ biên ra đời, đây là tờ báo tiếng việt đầu tiên ở Cần Thơ, nó góp phần vào

việc tuyên truyền các tư tưởng mới, tuy nhiên do những điều kiện khách quan mà

đến 1932 thì tờ báo này đình bản.

Về giáo dục giai đoạn này cũng có những biến đổi nhất định. Nhờ dân đông

đúc nên việc giáo huấn ở Cần Thơ phát triển mạnh hơn các tỉnh khác ở Hậu giang. Năm 1903, đã lập trường nữ tiểu học với một nữ giáo viên người Pháp cai quản, trường dạy thêm mơn thêu thùa và có bàn máy may biểu diễn cho học sinh và cha

mẹ học sinh xem. Đến tháng 01 năm 1917 chính quyền thực dân Pháp tiến hành

lập trường trung học ở Cần Thơ, lúc đầu trường chỉ là ký túc xá cho học sinh tiểu học nhưng đến năm 1921 thì mở lớp với 36 học sinh từ Sài Gòn và Mĩ Tho chuyển

đến học. Đến tháng 8/1945 trường chính thức đổi tên thành trường trung học Phan

Thanh Giản.

Dưới tác động của các công cuộc khai thác đã làm thay đổi bộ mặt văn hoá,

giáo dục ở Cần Thơ và cụ thể là việc ra đời của báo chí cũng như việc trường học

được mở rộng hơn. Đó là một bước nâng cao trình độ dân trí của người Cần Thơ,

mang họ đến vói khoa học phương Tây, đến với nền văn minh mới. Đây là điều mà trong quá trình khai thác thuộc địa thực dân Pháp khơng hề mong muốn.

Ngồi ra, từ năm 1910, dân ở Cần Thơ và ở Trà Ơn được xem chiếu bóng (chiếu bóng câm) do nhóm Batisson cho chiếu lưu động những phim ngắn, khôi hài hoặc thời sự khoa học..Năm 1926, trường Trung học Cần Thơ nhận học sinh

năm đầu tiên (lớp thứ nhứt). Những biểu hiện trên cho thấy sự phát triển sung túc

của vùng đất Cần Thơ ngày nào còn chưa được hình thành, đã đạt đến mức độ cao,

và đã tiếp cận được với công nghệ tiên tiến dù cịn rất hạn chế.

Trong q trình cai trị và khai thác của người Pháp tại Đồng bằng sông Cửu

Long , Pháp đã truyền tải vào đây ảnh hưởng của văn minh phương Tây, mặc dù

nào cũng có tác động tích cực dến việc truyền tải một số yếu tố văn hoá mới cho

vùng đất này. Ngồi ra trong q trình khai thác những yếu tố tích cực về tự do cá

nhân, khẳng định cá nhân, đã có mặt và tác động đến xã hội nơi đây. Chẳng hạn

như trong tình yêu đôi lứa vấn đề môn đăng hộ đối khơng cịn giữ ngun giá trị như trước nữa. Cái quyền được chọ lựa trong tình yêu của những thanh niên nam

nữ gần như được phổ biến rộng rãi nó là một ảnh hưởng tích cực du nhâp từ

phương Tây mà người Pháp mang đến.

Bên cạnh đó người Pháp còn đem đến cho vùng đất này những thành tựu

khoa học kỹ thuật, chính nhũng thành tựu đó đã phần nào thay đổi vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, mà thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực chữ quốc ngữ, cơ khí, tốn hoc..v.v…Ngoài ra những cách ứng xử theo kiểu phương Tây như tôn trọng phụ nữ

điều là những điều hiếm thấy ở xã hội Việt Nam trước đó. Vì trước đây Việ Nam là

một vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo “ trọng nam khinh nữ”. Mà giờ đây việc ứng xử văn minh nơi công cộng, khi đi đường tránh khạc nhổ hay vứt thuốc lá vật dụng ra đường, kể cả việc lên xe biết nhường chỡ cho phụ nữ

hay người già trẻ em, đều là những tư tưởng tích cực mà người Pháp đã du nhập vào nước ta trong giai đoạn này và dĩ nhiên cái tốt, cái đẹp đó được chúng ta tiếp

thu và giữ gìn cho đến ngày hơm nay.

Như vậy ngồi mục đích vơ vét của cải và cai trị xứ Nam kỳ, những cơng

trình thủy lợi, kênh mương được thực hiện trong giai đoạn Pháp thuộc đã làm thay

đổi bộ mặt nông nghiệp ở ĐBSCL mà rõ nét nhất là vùng Tây sơng Hậu. Diện tích đất canh tác được mở rộng không ngừng với sản lượng lúa ngày một tăng. Giao thông đường thủy giữ vai trò chủ yếu trong giao thông vận tải. Sản xuất nông

nghiệp phát triển. Năm 1930 lượng gạo xuất khẩu của nước ta lên đến 1,5 triệu tấn, chủ yếu từ những cánh đồng của miền Tây sông Hậu. Dân chúng cư trú dọc các bờ kênh rạch mới ngày càng đông đúc. Chợ búa mọc lên ở các vàm sông, ngã ba, ngã

được hình thành từ việc mở mang, khai khẩn vùng đất mới mà nguồn gốc của nó là

việc đào kênh mương, nạo vét sơng ngịi mà thục dân Pháp đã mang lại cho Nam Bộ nói chung và vùng đất mới Cần Thơ nói riêng. Đấy là những mặt tích cực đáng

được ghi nhận.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử đề tài kênh đào đối với sự phát triển của kinh tế cần thơ thời pháp thuộc (1867-1945) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)