Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG GIANG
3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3.2.1.1. Đơn vị trực thuộc
Vị Thanh là thành phố thuộc tỉnh Hậu Giang, được mệnh danh là "Thành phố Tây sông Hậu", đồng thời là thành phố trẻ bên dòng Xà No và là trung tâm
tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang. Thành phố Vị Thanh có 9 đơn vị trực thuộc gồm 5 phường và 4 xã là: Phường 1, phường 3, phường 4, phường 5, phường 7, xã Vị Tân, xã Hỏa Lựu, xã Tân Tiến, xã Hỏa Tiến.
3.2.1.2. Lịch sử hình thành
Năm 1991, tỉnh Hậu Giang cũ tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Vị Thanh là một huyện thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định số 45-NĐ/CP về việc tái lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy. Xã Vị Thanh chuyển sang trực thuộc huyện Vị Thủy.
Năm 2003, tỉnh Cần Thơ tách thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Thị xã Vị Thanh được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang.
Ngày 23 tháng 9 năm 2010, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh.
3.2.1.3. Vị trí địa lý
Địa giới hành chính của thành phố Vị Thanh: + Phía Đơng giáp huyện Vị Thủy.
+ Phía Nam giáp huyện Long Mỹ.
+ Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang). + Phía Tây giáp huyện Gị Quao (tỉnh Kiên Giang).
3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3.2.2.1. Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế thành phố Vị Thanh năm 2012 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý ở mức 19,28%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm; Tổng vốn đầu tư
Phân tích hiệu quả tài chính trong mơ hình trồng khóm của nơng hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
toàn xã hội 5.500 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 36,8% so với năm 2011; Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 33,2% so với năm 2011.
Năm 2013, dự báo kinh tế trong nước tiếp tục khó khăn, do đó thành phố xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ yếu là yêu cầu bắt buộc, để vượt qua khó khăn, thách thức, hồn thành nhiệm vụ năm 2013. Cụ thể “Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; Đảm bảo an sinh xã hội; Nâng cao vai trò lãnh đạo, gương mẫu của cấp ủy đảng và đảng viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh Hậu Giang”. Bên cạnh, thành phố thực hiện tốt việc nâng chất, nâng cao trách nhiệm công tác quản lý điều hành Nhà nước; tập trung phát triển kinh tế gắn với đảm bảo xã hội và quốc phòng, an ninh; từng bước hồn thiện chính quyền đơ thị.
3.2.2.2. Tình hình xã hội
Tình hình xã hội thành phố Vị Thanh trong năm qua đã hồn thành các tiêu chí về nơng thơn mới theo kế hoạch đề ra. Có 95,32% gia đình văn hóa, giữ vững 52 ấp, khu vực và 08/09 đơn vị xã, phường đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Tiếp tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được công nhận mới 07 trường đạt chuẩn Quốc gia, tổng số trường được công nhận là 13/30 trường đạt chuẩn.
Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội đảm bảo kịp thời. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,04% (tương đương 966 hộ), giảm 2,15%.
Công tác cải cách hành chính phát huy được hiệu quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững và ổn định, tai nạn giao thông được kiềm chế.
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MƠ HÌNH TRỒNG KHĨM CỦA NƠNG HỘ TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
3.3.1. Giới thiệu về khóm Cầu Đúc 3.3.1.1. Nguồn gốc
Khóm hay thơm, dứa có tên khoa học là Ananas Comosus, là loại cây ăn quả nhiệt đới, là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil. Hiện nay trên thế
Phân tích hiệu quả tài chính trong mơ hình trồng khóm của nơng hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
giới, cây khóm được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Châu Á là nơi chiếm trên 60% sản lượng khóm cả thế giới. Các nước trồng nhiều nhất là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam Phi.
Tại Việt Nam khóm được trồng khá phổ biến, tập trung ở các tỉnh như Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang....với các loại giống phổ biến như: Victoria, Queen, Cayenne, dứa ta, dứa mật, dứa hoa, dứa na hoa, dứa khơng gai...
Khóm Cầu Đúc (Hậu Giang) thuộc giống Queen (Nữ hồng), có nguồn gốc từ Thái Lan. Cây khóm bén rễ trên vùng đất phèn của xã Hỏa Tiến, Tân Tiến từ những năm đầu của thập niên 30. Sở dĩ có tên khóm Cầu Đúc là do người dân trồng khóm nơi đây thường mang khóm ra cây cầu đúc bằng xi-măng để bán nên cái tên “khóm Cầu Đúc” được hình thành từ đó.
3.3.1.2. Đặc điểm
Cây khóm là cây ăn quả nhiệt đới, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ưa nhiệt độ cao (200C - 300C), ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Cây khóm có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600-700 mm/năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiều tới 3500-4000 mm/năm. Quan trọng nhất là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng 80-100 mm được coi là đầy đủ, không cần phải tưới thêm. Năng suất bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng, nếu trồng dày, thiếu ánh sáng thì sẽ cho quả nhỏ và khơng ngọt. Đặc biệt, cây khóm khơng kén đất, có thể chịu hạn và chịu phèn.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam, quả khóm có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric), là nguồn cung cấp mangan dồi dào. Trong 100 gam phần ăn được của khóm chứa 25 kcal; 0,03 gam caroten; 0,08 gam vitamin B1; 0,02 mg vitamin B2; 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg ca; 11 mg phospho; 0,3 mg Fe; 0,07 mg Cu; 0,4g protein; 0,2g lipit; 13,7g hydrat cacbon; 85,3g nước; 0,4g xơ. Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng cho món ăn. Ngồi ra khóm cịn có nhiều cơng dụng chữa
Phân tích hiệu quả tài chính trong mơ hình trồng khóm của nơng hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
bệnh như: Làm giảm viêm xoang, làm thuốc tẩy giun, làm liền sẹo, giảm đau nhức do hư khớp...
Nét riêng của khóm Cầu Đúc là trồng được ở nơi đất chua xấu, lá có nhiều gai và cứng, trái có hình dáng thanh nhã, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu, thịt màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giịn và ngọt. Đặt biệt, trái khóm Cầu Đúc có thể để khoảng 10 đến 15 ngày mà khơng bị thối. Cây khóm Cầu Đúc cao trên 1 mét, trọng lượng từ 1,5kg đến 2kg/trái.
3.3.1.3. Kỹ thuật trồng
Đất trồng: Đất trồng phải có tầng canh tác dày trên 0,4 m, đất phải tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt. Yêu cầu pH nước trong đất đối với nhóm dứa Cayenne là 5,0 – 6,0, nhóm Queen là 4,0 – 5,0.
Mật độ và cách trồng: Nên trồng cây theo hàng kép đôi để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Mật độ 0,4 x 0,9 x 0,25 m (61.538 cây/ha) hoặc 0,4 x 1,0 x 0,25m (57.142 cây/ha).
Cách trồng: Chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về chủng loại, kích cở, trọng lượng cho từng lơ. Trước khi trồng nên xử lý chồi bằng cách nhúng vào dung dịch thuôc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo rồi để khô ráo trước khi trồng. Dùng thuổng cầm tay chọc lổ trồng trên hàng theo khoảng cách đã bố trí, đặt gốc chồi dứa sâu khoảng 4-5 cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng trong thời gian cây chưa bén rễ. Tránh gây bắn đất vào nỗn chồi và khơng nên trồng quá sâu dễ gây thối.
Giống trồng: Giống Queen (Khóm Bến Lức, Khóm Kiên Giang...): Rất phổ biến ở ĐBSCL, dễ canh tác, thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai có pH thấp thuộc vùng phèn ở ĐBSCL, chống chịu hạn tốt. Đây là giống có chất lượng ngon, trọng lượng trái trung bình 1-1,2kg rất phù hợp cho tiêu thụ trái tươi. Giống Cayenne (Giống thơm Đà Lạt, giống Cayenne Trung Quốc, giống Cayenne Thái Lan...): Có năng suất cao, quả to trung bình 2-2,5kg, dạng hình trụ thích hợp làm ngun liệu cho chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, giống này chỉ phát triển tốt trên đất có pH trung tính và có sự đầu tư thâm canh cao.
Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm nhưng thời điểm xuống giống tốt nhất là vào tháng 6 - 7 và tháng 10 - 11.
Phân tích hiệu quả tài chính trong mơ hình trồng khóm của nơng hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
Chuẩn bị đất trồng: Đất được cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ gốc cỏ. Trước khi trồng một tháng tiến hành san bằng mặt đất, đánh luống trồng kết hợp bón lót lân + vơi + kali + thuốc sát trùng trừ kiến, rệp sáp. Luống trồng cao 20 -30 cm, rộng 90 - 100cm, giữa hai luống cách nhau 40 - 50cm. Tưới đẫm và phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm 2-3 tuần trước khi trồng.
Tủ gốc giữ ẩm: Sau khi trồng tiến hành phủ đất bằng xác bã thực vật... nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại đồng thời tránh đất bắn vào noãn cây sau mỗi cơn mưa hoặc tưới. Sau mỗi chu kỳ là 3-4 năm tiến hành cải tạo lại đất trồng.
Tỉa chồi, cắt lá định chồi: Tỉa chồi áp dụng đối với chồi cuống, có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy trái bắt đầu phát triển. Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20-25cm. Chỉ để lại một chồi bên (chồi nách) gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép.
Tưới nước: Mùa nắng cần tưới nước cho cây định kỳ 3 lần/tháng, áp dụng phương pháp tưới phun hoặc tưới thấm sao cho nước thấm sâu, không gây rữa trôi đất mặt. Quản lý ẩm độ đất bằng cách tủ gốc cho cây dứa, có thể sử dụng màng phủ nơng nghiệp hay nguồn vật liệu tại chổ như: rơm rạ, cỏ năng... kết hợp xới đất và vun gốc.
Bón phân: Liều lượng phân bón thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính của đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng kali luôn cao hơn gấp 2 - 2,5 lần lượng đạm. Vùng đất cát cần được bón nhiều phân hơn đất phù sa, vùng đất chua phèn ở ĐBSCL cần nhiều lân hơn các vùng đất khác. Tuy nhiên, có thể bón theo cơng thức tổng quát là 5 - 6g đạm + 4g lân + 10 - 12g kali/cây/vụ tương đương với 10 - 12g urea + 22g super lân + 20 - 24g sunphát kali/cây/vụ (tránh sử dụng các dạng phân bón có chứa Clo).
Bón lót: Trước khi trồng 3 - 4 ngày bón 25% tổng lượng phân đạm, 60% tổng lượng lân và 50% tổng lượng phân kali của cả năm. đối với những vùng đất thấp nhiễm phèn cần bổ sung thêm 1 - 1,2 tấn vơi/ha.
Bón cơ bản: Trong khoảng thời gian 2 - 8 tháng sau khi trồng bón hết lượng đạm, lân và 25% lượng kali còn lại, chia đều phân 3 - 4 lần bón. Tưới ướt cây
Phân tích hiệu quả tài chính trong mơ hình trồng khóm của nơng hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc. Ngưng bón phân 1,5 - 2 tháng trước khi xử lý ra hoa.
Bón ni quả: Chia lượng phân kali cịn lại làm 2 lần, bón lúc 1 và 2 tháng sau khi hoa nở.
Dùng thuốc diệt cỏ hoá học: Sử dụng Diuron 2 - 3kg/ha, lượng nước phun thuốc thường1000 - 3000 lít. Dung dịch thuốc phun trải đều trên bề mặt đất.
Xử lý ra hoa: Cây khóm có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn. Sự ra hoa của cây khóm phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây, khóm Cayenne có tổng số lá trên 40 lá và chiều dài lá khoảng 1 m. Khóm Queen có 28 - 32 lá với chiều dài lá khoảng 70cm. Tỉ lệ phần trăm (%) ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 30o C, tốt nhất là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ngưng bón phân 1,5 - 2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại.
Bảng 2: XỬ LÝ RA HOA CHO GIỐNG KHÓM QUEEN VÀ CAYENNE Giống Giống
dứa
Hóa chất Liều lượng (50.000cây/ha) Số lần, cách xử lý Điều kiện xử lý Cayenne Ethephon48% + Urea (Nước lạnh 10-12o c) 2 lít thuốc pha với 1000 lít nước + 20 kg urea Xử lý 2 lần (cách nhau 2-3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml
Tưới nước 2-3 ngày trước khi xử lý ra hoa CaC2 (Nước lạnh 10-12o c) 15 lít nước + 200 gam khí đá Xử lý 2 lần (cách nhau 2-3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml
Tưới nước 2-3 ngày trước khi xử lý ra hoa
Queen CaC2 (khí đá) 15 lít nước + 150 gam khí đá
Xử lý 1 lần, rót vào tim đọt 50-60 ml
Khí đá (đất đèn) có thể xử lý khơ: Dùng 75 - 80g khí đá đập nhỏ như hạt đậu nành bỏ vào nỗn dứa.
Phân tích hiệu quả tài chính trong mơ hình trồng khóm của nơng hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang
Độ chín thu hoạch: Khóm xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Khóm cho chế biến cơng nghiệp có từ 1 đến 3 hàng mắt phía cuống có màu vàng. Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2 - 3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Khơng thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, khơng được bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.
Bảo quản ở nơi sản xuất: Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, khơng chất đống ngồi nắng hoặc mưa. Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, khơng bị dập, khơng có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát.
3.3.2. Thực trạng mơ hình trồng khóm tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG KHĨM TỈNH HẬU GIANG NĂM 2010 - 2012 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Diện tích hiện có (ha) 1.662 1.682 1.680 20 101,2 -2 99,9 Diện tích cho sản phẩm (ha) 1.526 1.535 1.671 9 100,6 136 108,9 Sản lượng thu hoạch (tấn) 17.116 17.306 18.996 190 101,1 1.690 109,9
Nguồn: Sở NN&PTNN tỉnh Hậu Giang
Qua bảng (3) ta thấy diện tích đất trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 – 2012 có phần thay đổi nhưng không lớn. Cụ thể, trong năm 2010 tổng diện tích đất trồng khóm của tồn tỉnh là 1.662 ha đến năm 2011 là 1.682 ha, tăng 20 ha so với năm trước đó. Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng