Biết sử dụng đủ Atlat cho 1 câu hỏi:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa (Trang 40 - 42)

V. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn:

5. Biết sử dụng đủ Atlat cho 1 câu hỏi:

Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlat cần thiết.

5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat như:

-Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: +Khoáng sản năng lượng

+Các khoáng sản: kim loại +Các khoáng sản: phi kim loại +Khoáng sản: vật liệu xây dựng

Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ.

-Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.

5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời như:

-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:

+Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung...

+Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.

-Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:

HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.

5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:

Ví dụ:

-Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.

-Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ

A.Vẽ biểu đồ:

-Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu: +Khoa học (chính xác)

+Trực quan (rõ ràng, dễ đọc) +Thẩm mỹ (đẹp)

-Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch nền, dùng các ước hiệu toán học...Khi chọn ký hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.

*Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền..

B.Các loại biểu đồ:

1.Nhận dạng các loại biểu đồ:

1.1.Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển:

Thể hiện các hiện tượng, điều kiện KT-XH về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình hình phát triển cột và đường

1.2.Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu:

Phản ánh cơ cấu các hiện tượng địa lý KT-XH hình tròn

1.3.Dạng biến đổi:

-Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu  biểu đồ miền

Dấu hiệu câu hỏi: +Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch và thay đổi cơ cấu. +Bảng số liệu cho tương đối nhiều năm.

2

.Quy trình vẽ biểu đồ:

Lựa chọn vẽ biểu đồ dựa vào câu hỏi và số liệu đã cho. -Xử lý số liệu:

+Số liệu tuyệt đối thường yêu cầu thể hiện sự phát triển  cột, đường, cột kết hợp đường. +Số liệu tương đối thể hiện dạng cơ cấu và sự chuyển dịch  tròn, miền.

-Vẽ biểu đồ: đúng, rõ ràng, thẩm mỹ.

3.Một số biểu đồ thường gặp:

3.1.Biểu đồ cột:

• Cột đơn: thể hiện sự khác biệt về quy mô số lượng của một đại lượng nào đó, thể hiện các đại lượng khác nhau có thể đặt cạnh nhau-biểu đồ đơn gộp nhóm.

• Cột chồng: chồng nối tiếp thể hiện tổng đại lượng nào đó.

• Thanh ngang cũng là dạng biểu đồ cột, thường dùng để vẽ các đại lượng của các vùng.

Ví dụ:

Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha)

Năm 1990 1995

200

0 2004

Cây công nghiệp hàng năm 542 717 778 851 Cây công nghiệp lâu năm 657 902

145

1 1536

3.2.Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị):

• Biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian.

• Nếu có 2 đại lượng khác nhau có thể vẽ 2 trục tung (số liệu tuyệt đối). Còn chuyển sang số liệu tương đối (%) có thể vẽ 1 trục tung.

• Chọn năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng với gốc tọa độ.

Ví dụ:

Sản lượng lương thực nước ta (đơn vị: nghìn tấn)

Năm 1980 1985 1990 1995 2000

Sản lượng lương thực 14406 18200 21489 27571 35463

3.3.Biểu đồ tròn:

Dùng thể hiện quy mô và cơ cấu hiện tượng cần trình bày.

*Chú ý: xử lý số liệu tuyệt đối sang tương đối và xác định bán kính vòng tròn khác nhau

giữa các năm. Nếu cho số liệu tương đối có thể vẽ 2 vòng tròn bằng nhau.

Lưu ý: chỉ xử lý số liệu khi đề bài yêu cầu hoặc khi yêu cầu của đề bài có các từ khác với tên của bảng số liệu. Xử lý số liệu xong, phải lập bảng mới ( có tên bảng và đơn vị mới)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w