Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 56 - 65)

Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng từ phía người có quyền yêu cầu, các nhà lập pháp đã xây dựng trong Bộ luật Tố tụng dân sự những quy định về biện pháp bảo đảm buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá bằng tiền vào một tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng. Đây là một điểm tiến bộ của Bộ luật Tố tụng dân sự so với các văn bản pháp luật trước đó. Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự, người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải gửi một khoản tiền, kim khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng từ phía người có quyền u cầu. Các trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm: kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Như vậy, biện pháp bảo đảm chỉ được đặt ra trong những trường hợp mà việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dẫn đến những thiệt hại, xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của đương sự. Theo hướng dẫn tại mục 8 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thì thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử buộc người yêu cầu áp dụng phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tịa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. "Nghĩa vụ tài sản" là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng đúng gây ra. Cịn "người có nghĩa vụ phải thực hiện" là người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng là đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức thì người có nghĩa vụ phải thực hiện là cơ quan, tổ chức.

Vì thiệt hại thực tế do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng chưa xảy ra cho nên để ấn định khoản tiền thực hiện biện pháp bảo đảm thì thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phải dựa trên sự dự kiến và tạm tính có tính chất tương đối thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Sự dự kiến và tạm tính này phải lập thành văn bản, nếu tại phiên tịa thì khơng phải làm thành văn bản nhưng phải ghi vào biên bản phiên tịa.

Về ngun tắc, khoản tiền, kim khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá do Tịa án ấn định phải được gửi tại tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tịa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Theo hướng dẫn tại mục 9.2 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tịấn nhân dân tối cao thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định rất cụ thể và chi tiết. Nếu trong giai đoạn từ khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên tòa (khoản 1 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự), thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm là 2 ngày làm việc kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn có thể dài hơn, nhưng trong mọi trường hợp phải thực

hiện trước ngày Tòa án mở phiên tòa. Nếu tại phiên tịa thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng phải xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 h, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu được Toà án chấp nhận.

Trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì Tịa án chỉ nhận tiền đồng Việt Nam. Khi nhận tiền thẩm phán yêu cầu thủ quỹ Tòa án đến, mời thêm người làm chứng. Người thực hiện biện pháp bảo đảm cùng thủ quỹ nhận từng loại tiền. Thẩm phán lập biên bản việc giao nhận và niêm phong lại, trong đó cần ghi đầy đủ cụ thể và mơ tả đúng thực trạng vào biên bản. Khoản tiền đó được bảo quản cẩn thận suốt thời gian gửi giữ tại tòa. Đến ngày làm việc tiếp theo, thẩm phán phải yêu cầu người gửi giữ, người làm chứng, thủ quỹ có mặt để chứng kiến việc mở niêm phong gói tiền thực hiện biện pháp bảo đảm. Thủ quỹ cùng người gửi giao nhận từng loại tiền theo biên bản giao nhận và niêm phong. Thẩm phán phải lập biên bản mở niêm phong và giao nhận lại. Người phải thực hiện biện pháp bảo đảm mang khoản tiền đó đến gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng dưới sự giám sát của thủ quỹ Tòa án, Thủ quỹ yêu cầu giao lại chứng từ về việc nhận khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng và nộp cho thẩm phán lưu vào hồ sơ vụ án. Nếu trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày lễ mà người phải thực hiện biện pháp bảo đảm không đến nhận tiền để gửi vào ngân hàng thì thẩm phán mời thêm người làm chứng chứng kiến việc mở niêm phong gói tiền thực hiện biện pháp bảo đảm và giao trách nhiệm cho thủ quỹ Tòa án thực hiện việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng. Thẩm phán phải lập biên bản mở niêm phong gói tiền thực hiện biện pháp bảo đảm và giao trách nhiệm cho thủ quỹ Tòa án thực hiện việc gửi tiền vào ngân hàng. Người phải

thực hiện biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm do hành vi khơng thực hiện u cầu của Tịa án. Biên bản giao nhận và niêm phong, biên bản mở niêm phong và giao nhận lại phải được lập thành hai bản có chữ ký của thẩm phán người gửi, thủ quỹ Tòa án và người làm chứng. Một bản được giao cho người giữ và một bản lưu vào hồ sơ vụ án.

Có thể thấy rằng, tất cả các quy định trên về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm đã thiết lập nên một cơ chế chặt chẽ để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đây cũng là quy định hoàn toàn mới so với các văn bản pháp luật trước đây nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bị áp dụng và người có quyền lợi ích liên quan, ngăn ngừa sự lạm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền u cầu. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng các quy định nêu trên của Bộ luật Tố tụng dân sự đã đặt ra những vướng mắc. Cụ thể là theo quy định của pháp luật hiện hành thì mặc dù trong "...tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra..." theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự mà người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa thực hiện biện pháp bảo đảm thì Tịa án vẫn khơng ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Như vậy, việc vận dụng các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm này trong thực tiễn trong nhiều trường hợp không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của nguyên đơn. Mặt khác, bị đơn có thể lợi dụng các quy định của pháp luật để tẩu tán tài sản, đặc biệt là đối với các vụ án mà nguyên đơn là người nghèo khơng có tiền, kim khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá để gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tịa án. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có những nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể để các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi vận dụng trong thực tiễn có thể đảm bảo được sự cơng bằng và quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

2.3.2. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc Tòa án ra quyết định áp dụng là việc làm rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, góp phần giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế đã có khơng ít các vụ việc mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người thứ ba. Do vậy, để đảm bảo cho việc yêu cầu và ra quyết định được đúng, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về trách nhiệm của người yêu cầu và trách nhiệm của Tòa án trong việc xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

Theo quy định đó thì người u cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì phải bồi thường. Quy định này phần nào đã đảm bảo được quyền lợi của người bị áp dụng và người thứ ba, đồng thời cũng tránh được sự lạm dụng quyền yêu cầu của những người có quyền, buộc họ phải có sự cân nhắc kỹ hơn về yêu cầu của mình. Cũng theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng và người thứ ba thì cũng phải bồi thường. Tuy vậy, không phải trong bất kỳ trường hợp nào khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng đúng Tịa án cũng phải bồi thường mà Tòa án chỉ phải bồi thường thiệt hại do quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng đúng trong các trường hợp sau đây:

- Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có u cầu;

- Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Quy định trên đã gắn chặt trách nhiệm của Tòa án trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, địi hỏi thẩm phán phải cẩn thận và chính xác khi đưa ra quyết định. Có như vậy mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng và người thứ ba trong quá trình giải quyết vụ án.

Quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự chính là sự kế thừa và phát triển các quy định về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Quy định này đã phần nào phản ánh được tính nghiêm minh, chặt chẽ của pháp luật đối với những quyết định không đúng của người yêu cầu cũng như của Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, quy định này cũng cịn những bất cập mà chúng tơi sẽ đề cập tới trong Chương 3 của bản luận văn này.

2.3.3. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Ngoài quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm, pháp luật còn quy định quyền khiếu nại và kiến nghị về quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự và viện kiểm sát. Điều này đã góp phần đảm bảo quyền lợi của đương sự có liên quan đến việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịấn cũng như việc Tịa án quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.

Để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, bảo đảm cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc và bảo đảm việc thi hành án, Điều 123 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Tuy vậy, theo Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự thì cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác cũng có quyền kiến nghị với Tịa án về việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của thẩm phán là không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng dân sự và mục 11, 12 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của viện kiểm sát, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị đó. Nếu chấp nhận khiếu nại của đương sự, kiến nghị của viện kiểm sát thì tùy vào trường hợp cụ thể Chánh án Tòa án giao cho thẩm phán đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp, gửi ngay cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và viện kiểm sát cùng cấp.

Trong trường hợp trước khi mở phiên tòa thẩm phán ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)