(Nguồn: Rudolf Grunig & Richard Kuhn, 2002)
Trong quá trình nghiên cứu cạnh tranh người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ…Ở luận văn này sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường.
Thực tế cho thấy khơng một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả các yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua cách lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thơng tin…
Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mơ. Một sản phẩm có thể năm này được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại khơng cịn khả năng cạnh tranh nếu khơng giữ được các yếu tố lợi thế.
2.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Theo Porter (2008), lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích người mua là tương đương), hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn.
Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mơ (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mơ (ở cấp quốc gia). Ngồi ra cịn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Lợi thế cạnh tranh là năng lực phân biệt của công ty so với đối thủ cạnh tranh mà năng lực này được khách hàng đánh giá cao và tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng.
Theo Michael Porter (2008) có 2 dạng của lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế về chi phí
Lợi thế về sự khác biệt.
Lợi thế cạnh tranh xuất hiện khi doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm tương tự với đối thủ nhưng với mức chi phí thấp hơn (lợi thế về chi phí), hoặc cung cấp những sản phẩm đem lại lợi ích vượt trội so với sản phẩm của đối thủ (lợi thế về sự khác biệt).
Quan điểm dựa vào nguồn lực chỉ ra rằng các doanh nghiệp tận dụng nguồn lực và năng lực của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Nguồn lực là những tài sản đặc biệt của cơng ty có tác dụng tạo ra lợi thế về chi phí và sự khác biệt như bằng sáng chế và thương hiệu, bí quyết kỹ thuật, uy tín doanh nghiệp và các nhãn hiệu. Năng lực là khả năng sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, ví dụ như khả năng tung sản phẩm ra thị trường nhanh hơn đối thủ. Nguồn lực và năng lực hợp thành khả năng đặc biệt, là khả năng cải tiến, tạo ra chất lượng,
nâng cao hiệu quả, nắm bắt nhu cầu khách hàng. Tất cả các yếu tố này góp phần tạo thành lợi thế cạnh tranh.
2.2 Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh cơ bản 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh
Xây dựng chiến lược cạnh tranh cần phải xem xét đến bốn nhân tố then chốt quyết định những gì một doanh nghiệp có thể thực hiện thành cơng đó là: Các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, Các cơ hội và mối đe dọa của môi trường, những mong muốn bao quát về mặt xã hội, giá trị cá nhân của tổ chức.