hội? (về tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về đặc trưng chủ nghĩa xã hội?, về hình thức, bước đi, con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội?)
Quán triệt tư tưởng của V.I.Lênin về mối quan hệ chặt chẽ của cách mạng vơ sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vơ sản ở chính quốc là mối quan hệ bình đẳng, khơng phụ thuộc vào nhau. Người cho rằng cách mạng giải phóng thuộc địa khơng những khơng lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà cịn có thể giành được thắng lợi trước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tưởng chắc chắn ở sự cần thiết và khả năng của một nước như nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách thắng lợi không phải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa”. Trong tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là đặc điểm đặc biệt quan trọng. Không phải theo phương thức trực tiếp, mà phải đi qua các bước trung gian, phải bắc gián tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ đó cũng đan xen nhiều cơ hội và thách thức đối với con đường quá độ. Chính quan điểm này là kim chỉ nam xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam và con đường đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường rút ngắn quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường rút ngắn phải kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở tư bản chủ nghĩa không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả mở rộng quan hệ kinh tế và kiến trúc thượng tầng, như Lênin đã nói về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga.
Những sáng tạo về tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc mang tính thời đại thể hiện đậm nét ở chỗ, nó đã tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Những cuộc cách mạng mà toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định một cách rõ ràng là “chế độ cộng sản”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng. Về hình thức, theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở đây là bạo lực của quần chúng với hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Đấu tranh chính trị của quần chúng là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với việc tiêu diệt lực lượng và âm mưu của đế quốc thực dân, thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc chiến tranh.
Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng tùy vào hoàn cảnh khác nhau mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Như Liên Xơ thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Như Việt Nam ta thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù, còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ nghĩa xã hội khơng cịn áp bức bóc lột, do nhân dân lao động làm chủ, con người được sống ấm no, hạnh phúc, tự do, quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể vừa thống nhất vừa gắn bó chặt chẽ với nhau. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền tảng, là xã hội ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.